Thứ Sáu, ngày 13/01/2017 | 07:19
Người dân muốn hoãn cuộc bầu cử, các chính đảng thì phản đối việc lùi cuộc bầu cử đã làm cho chính quyền Thái Lan “tiến thoái lưỡng nan”. Kết quả cuối cùng cho cuộc tổng tuyển cử của quốc gia Đông Nam Á này sẽ diễn ra khi nào đang được giới quan sát quan tâm.
Người dân Thái Lan trong một lần đi bầu cử. Ảnh: AFP
Theo kết quả thăm dò của Đại học Suan Dusit Rajabhat (Dusit Poll), phần lớn người dân Thái Lan cho rằng tình hình đất nước hiện vẫn chưa thích hợp để tiến hành một cuộc tổng tuyển cử nên họ ủng hộ lùi cuộc bỏ phiếu này sang năm sau. Theo đó, cuộc thăm dò này được tiến hành đối với 1.192 người trên toàn Thái Lan với các câu hỏi thăm dò về cải cách đất nước và bầu cử. Kết quả có 51.23% không đồng thuận và có 48,77% đồng thuận khi được hỏi liệu đất nước đã sẵn sàng cho bầu cử chưa. Lý do không đồng thuận được họ đưa ra là đất nước Thái Lan vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trước và tiến trình chính trị của đất nước phải đi theo đúng lộ trình. Nên hầu hết ý kiến được thăm dò đều cho rằng nên lùi bầu cử sang năm 2018.
Trong khi đó, các chính trị gia của hai đảng chính trị lớn nhất của Thái Lan đồng loạt lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Prayut Chan-ocha và chính quyền quân sự về việc thay đổi lộ trình quay lại nền dân chủ dẫn tới việc trì hoãn cuộc tổng tuyển cử có thể kéo dài đến tận tháng 9-2018. Theo các chính đảng Dân chủ và Pheu Thai, Hội đồng Lập pháp Quốc gia (NLA) (tức Quốc hội Thái Lan), đã hoạt động không hiệu quả trong việc thông qua các luật phát sinh sau khi dự thảo Hiến pháp mới được thông qua và các tướng lĩnh cầm quyền phải đảm bảo rằng quyền lực được trao trả lại cho người dân càng sớm càng tốt. Cựu nghị sĩ Đảng Dân chủ Watchara Petchthong bày tỏ: “Bởi người dân đã chấp nhận cho Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự nắm quyền lãnh đạo đất nước, các chính trị gia chúng ta phải có nhiệm vụ biết mình đang ở đâu trong xúc tiến cuộc bầu cử”. Còn ông Samart Kaewmeechai, một cựu nghị sĩ Đảng Pheu Thai cũng yêu cầu chính quyền hiện tại sớm có các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng tổ chức tổng tuyển cử. Ông cho biết thêm, các chính trị gia ở Thái Lan đã sẵn sàng cho bầu cử và trách nhiệm giờ đây là của Thủ tướng Prayut Chan-ocha và chính quyền quân sự.
Tuy nhiên, mới đây Phó Thủ tướng Thái Lan Wissanu Krea-ngam cho biết, Thái Lan chỉ có thể tiến hành tổng tuyển cử vào đầu 2018, tức là 19 tháng sau khi Hiến pháp mới vừa được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 7-8-2016 có hiệu lực. Phó Thủ tướng Thái Lan Wissanu Krea-ngam cho biết thêm: “Sau khi các đạo luật mới được ban hành, Thái Lan sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị bầu cử. Cuộc bầu cử toàn quốc sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian 5 tháng sau đó”. Trước đó, Thủ tướng Prayut Chan-ocha đã nói rằng Thái Lan có thể sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào đầu năm 2018.
Kể từ sau vụ đảo chính năm 2014, chính quyền quân sự Thái Lan lên nắm quyền, tình hình chính trị quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Các đảng phái đối lập luôn chống đối nhau dẫn đến khủng bố, đánh bom đẫm máu liên tục xảy ra làm cho nhiều người thương vong, phần lớn trong số đó là người dân vô tội. Dư luận cho rằng liệu sẽ có một cuộc đảo chính khác tại quốc gia Đông Nam Á này? Bởi lẽ, trong lịch sử, quân đội Thái Lan đã “tiếm quyền” thành công 12 lần trong 8 thập kỷ qua. Tuy nhiên, Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Thái Lan, Đại tướng Chalermchai Sittisart cho rằng các vụ đảo chính quân sự sẽ là chuyện của quá khứ.
Bất ổn chính trị chưa có lối thoát, thời gian cần thiết để bản Hiến pháp mới có hiệu lực, tiến trình bầu cử phải theo quy trình luật định và áp lực từ phản ứng của nhân dân nên việc dời lại thời gian của cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan là điều cần thiết đối với quốc gia này.
HN tổng hợp
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:40 27/11/2024
(HG) - Tòa án nhân dân tỉnh vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A.
08:39 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank) Chi nhánh Hậu Giang tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa 2 đơn vị.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:30 27/11/2024
Giải Mai Vàng năm nay đã khởi động. Đây là một mùa giải đặc biệt, khẳng định sức sống của hành trình 30 năm...