Thứ Hai, ngày 09/09/2024 | 07:11
Hai cơn bão nhiệt đới có thể hình thành và đi vào khu vực trách nhiệm của Philippines (PAR) vào tuần tới, theo Cơ quan Khí tượng, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA).
Tìm kiếm nạn nhân bị chôn vùi trong trận lở đất do bão Yagi gây ra ở San Luis, Antipolo, tỉnh Rizal - Philippines hôm 3-9.
Trong bản dự báo ngày 7-9, PAGASA cho biết đang theo dõi một vùng áp thấp (LPA) nằm bên ngoài PAR (giáp ranh rìa Đông Bắc PAR) và cụm mây hình thành bên ngoài PAR gần đảo Guam.
Một cụm mây khác hình thành ở phía Đông đảo Luzon và nằm trong phạm vi PAR. Cụm mây này có khả năng trở thành LPA trong những ngày tới.
Chuyên gia Daniel James Villamil của PAGASA nhận định với báo Inquirer rằng cả LPA bên ngoài PAR và cụm mây bên trong PAR đều chưa chắc sẽ phát triển thành bão và ảnh hưởng trực tiếp đến Philippines trong vài ngày tới.
Tuy nhiên, thông báo của PAGASA cũng nêu rõ các dự báo vẫn có thể thay đổi. Trong trường hợp các LPA và cụm mây này mạnh lên thành bão, chúng sẽ được đặt tên là Ferdie và Gener và có thể trở thành các cơn bão số 6 và 7 di chuyển vào PAR.
Giới khoa học nhận thấy sự nóng lên của đại dương do biến đổi khí hậu đang góp phần khiến bão mạnh lên nhanh hơn, hình thành siêu bão với sức tàn phá lớn như bão Yagi.
Theo các nhà khoa học, chỉ vài ngày trước, bão Yagi là một cơn bão nhiệt đới với sức gió tối đa 90 km/h. Tuy nhiên, cơn bão đã nhanh chóng tập trung sức mạnh trên vùng nước ấm của khu vực Đông Nam Á với sức gió lên tới gần 240 km/h - tương đương với bão cấp 4 ở Đại Tây Dương.
Phân tích đường đi của bão, các nhà khoa học phát hiện nhiệt độ nước biển quanh Philippines trung bình trên 310C. Trong khi đó, nhiệt độ nước biển từ 290C trở lên có thể cung cấp đủ năng lượng để cơn bão đạt đến sức mạnh tối đa. Điều kiện khác như độ ẩm dồi dào trong khí quyển cũng quan trọng để cơn bão phát triển.
Biến đổi khí hậu đang làm các cơn bão mang nhiều hơi nước hơn, nhiều gió hơn và dữ dội hơn. Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu khiến bão di chuyển chậm hơn, theo đó bão có thể trút nhiều nước hơn vào một chỗ.
Nếu không có đại dương, hành tinh này sẽ nóng hơn nhiều do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong 40 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại do khí thải nhà kính. Phần lớn lượng nhiệt đại dương này được chứa gần bề mặt nước. Lượng nhiệt bổ sung này có thể thúc đẩy cường độ của cơn bão và tạo ra sức gió mạnh hơn.
Biến đổi khí hậu cũng có thể làm tăng lượng mưa do cơn bão mang lại. Nguyên nhân là do bầu khí quyển ấm hơn có thể giữ nhiều độ ẩm hơn nên hơi nước tích tụ cho đến khi mây tan, gây ra mưa lớn.
Thế giới đã ấm lên 1,10C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) dự đoán khi nhiệt độ tăng thêm 20C, tốc độ gió của bão có thể tăng đến 10%. NOAA cũng dự báo tỷ lệ bão đạt đến mức dữ dội nhất - cấp 4 hoặc 5 - có thể tăng khoảng 10% trong thế kỷ này. Cho đến nay, chưa đến 20% các cơn bão đã đạt đến cường độ này kể từ năm 1851.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
06:46 17/06/2025
Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.
06:10 16/06/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh điều tra các doanh nghiệp bị nghi ngờ sử dụng lao động nhập cư trái phép.
19:05 12/06/2025
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, số ca mắc Covid-19 tăng trở lại do biến thể mới NB.1.8.1 làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
09:27 12/06/2025
Ô nhiễm đại dương đã trở thành vấn nạn toàn cầu khiến cộng đồng quốc tế quan ngại và đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để bảo vệ.
05:39 11/06/2025
Việc Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại đã mang lại tia hy vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tạo đà phục hồi phát triển kinh tế thế giới.
06:18 10/06/2025
Ngày 6-6, hàng trăm nhân viên liên bang từ Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ đã đồng loạt triển khai các chiến dịch bắt giữ tại nhiều địa điểm, khiến cộng đồng người nhập cư rơi vào trạng thái sợ hãi và bất an.
14:25 08/06/2025
Mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ và người đứng đầu Cơ quan hiệu quả chính phủ đang thay đổi chóng mặt, từ “cặp đôi hoàn hảo” sang “đường ai nấy đi”, thậm chí có thể còn căng thẳng hơn nữa.
08:12 06/06/2025
Mặc dù bị sức ép từ nhiều phía nhưng Iran vẫn quyết tâm làm giàu urani vì mục tiêu hòa bình.
06:10 05/06/2025
Nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan đều lên tiếng kêu gọi Israel ngừng bắn ở Dải Gaza trả lại bình yên cho vùng đất này.
05:40 04/06/2025
Nga và Ukraine liên tục tấn công nhằm vào nhau khiến đàm phán ngừng bắn có nguy cơ đổ vỡ.
15:02 17/06/2025
(HGO) - Sáng ngày 17-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, dự cuộc họp trực tuyến với UBND thành phố Cần Thơ và UBND tỉnh Sóc Trăng để chuẩn bị và thống thất các nội dung thực hiện Kết luận số 167 ngày 13-6-2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, đưa vào hoạt động đồng thời cấp tỉnh, cấp xã từ ngày 1-7-2025; Nghị quyết số 202 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
13:25 17/06/2025
iPhone 16 sạc bao lâu đầy pin là câu hỏi được nhiều người dùng đặt ra khi cân nhắc hiệu suất sạc thực tế của thiết bị.
08:44 17/06/2025
(HGO) - Sở Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026. Điểm thi được niêm yết công khai tại các hội đồng thi tuyển sinh vào ngày 16-6. Với 3 môn thi chung, có 21 bài thi điểm đạt điểm 10, 24 bài thi điểm 0, riêng môn ngữ văn không có bài thi đạt điểm tuyệt đối, chỉ có 1 bài thi đạt cao nhất với 9,6 điểm.
08:39 17/06/2025
(HG) - Chiều ngày 16-6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và tổng kết, trao giải Giải báo chí tỉnh Hậu Giang lần thứ XXI năm 2025.