Thứ Ba, ngày 11/10/2016 | 08:38
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt duy trì gần 2 thập kỷ qua nhằm vào Myanmar. Cùng với đó, Bộ Tài chính Mỹ cho hay bộ này cũng bãi bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Myanmar. Đây được xem là bước đi lịch sử mới trong tiến trình cải thiện quan hệ giữa 2 nước.
Tổng thống Barack Obama đã có cuộc gặp gỡ trực tiếp với bà Suu Kyi tại Nhà Trắng vào tháng 9-2016. Ảnh: EPA
Tin tức về việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế đối với Myanmar đã được cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ chào đón một cách tích cực khi họ thấy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Myanmar là một cơ hội phát triển thị trường tiềm năng. Phòng Thương mại Mỹ hoan nghênh tuyên bố trên, “Động thái lịch sử này sẽ cho phép thương mại và đầu tư giữa hai nước chúng ta phát triển, hỗ trợ phát triển kinh tế dài hạn của Myanmar và giúp người dân thoát khỏi đói nghèo trong khi cũng mang lại lợi ích tăng trưởng và việc làm tại Mỹ”, ông Myron Brilliant, Phó Chủ tịch điều hành và Trưởng Ban đối ngoại Phòng Thương mại Mỹ, cho biết. Còn cố vấn Nhà nước Myanmar, bà Suu Kyi hoan nghênh quyết định này và kêu gọi người Mỹ hãy đến với Myanmar “để kiếm lợi nhuận”. Mỹ đã nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế kể từ khi cải cách chính trị bắt đầu 5 năm trước và ông Obama đã đến thăm Myanmar 2 lần.
Mỹ bắt đầu tăng cường trừng phạt Myanmar vào năm 1988 khi quân đội nắm quyền và gia tăng đàn áp đối với các nhà hoạt động vì dân chủ. Quốc hội Mỹ năm 1997 cấm các công ty Mỹ đầu tư vào Myanmar và năm 2003 cấm nhập khẩu hàng hóa từ nước này. Mọi chuyện thay đổi khi Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền vào năm 2011, dọn đường cho cuộc chuyển tiếp sang chính quyền dân sự. Năm 2012, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi được trả tự do. Tổng thống Barack Obama năm đó cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Myanmar. Mỹ cũng bãi bỏ nhiều lệnh cấm đầu tư và thương mại đối với Myanmar. Sau khi Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11-2015, Mỹ đã cho phép các công ty tham gia làm ăn ở các sân bay, bến cảng lớn nhất Myanmar vào tháng 12-2015.
Trong suốt những năm Myanmar bị Mỹ và phương Tây áp đặt trừng phạt, Trung Quốc triệt để tận dụng lợi thế sẵn có của Myanmar để tạo lập vị thế và đem lại lợi ích cho quốc gia mình. Một mặt viện trợ kinh tế và quân sự cho Myanmar, Bắc Kinh từng bước biến nước này thành một tiền đồn của Trung Quốc trên biển Andaman và rộng hơn là trên toàn bộ tuyến vận chuyển quá cảnh năng lượng từ vùng Vịnh qua Ấn Độ Dương sang Trung Quốc. Việc suốt 50 năm bị cô lập về kinh tế đã đẩy Myanmar vào cảnh khốn cùng. Nhiều người cho rằng sự bù đắp của Trung Quốc cho Myanmar là rất nhỏ nếu so với những gì Bắc Kinh lấy đi của Naypydaw.
Bản thân những nhà cải cách Myanmar cũng tin rằng, việc bắt tay hợp tác với Mỹ và đồng minh góp phần nào vào sự cân bằng và giải tỏa sức ép từ sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thực tế, quan hệ Myanmar - Trung Quốc lâu nay được ví như “cuộc hôn nhân không có tình yêu”, chỉ gắn bó với nhau vì quyền lợi của hai chính phủ. Còn chính quyền Obama hiểu rằng, nếu Washington càng thiết lập tốt quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự lâu dài với Naypydaw bao nhiêu thì Mỹ càng có ảnh hưởng lớn bấy nhiêu trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc trên cục diện địa-chính trị ở liên khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong bối cảnh đó, rõ ràng mối quan hệ Mỹ - Myanmar càng gần gũi thì đôi bên càng có lợi.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
13:25 27/11/2024
(HGO) - Kết thúc vòng chung khảo cuộc thi về cải cách hành chính năm nay, mô hình “Chính quyền phục vụ thành phố Ngã Bảy giai đoạn 2024 - 2026 và những năm tiếp theo” của Phòng Nội vụ thành phố Ngã Bảy xuất sắc đạt giải nhất.
08:40 27/11/2024
(HG) - Tòa án nhân dân tỉnh vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A.
08:39 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank) Chi nhánh Hậu Giang tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa 2 đơn vị.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.