Siêu động đất tại Nhật Bản ?

Thứ Sáu, ngày 16/08/2024 | 06:35

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo siêu động đất với tâm chấn giả định thuộc rãnh thấp Nankai đã khiến nhiều hoạt động tại quốc gia này bị đình trệ để lo ứng phó.

Ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Osaki, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 8-8-2024. Ảnh: KYODO/TTXVN

Theo đó, sau trận động đất có độ lớn 7,1 ngoài khơi tỉnh Miyazaki hôm 8-8 vừa qua khiến 14 người bị thương gây thiệt hại nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản, Cơ quan Khí tượng nước này đã họp khẩn cấp, kiến nghị đưa 707 thành phố/thị trấn thuộc 29 địa phương từ tỉnh Ibaraki đến tỉnh Okinawa nằm trong diện dự báo sẽ có động đất với độ lớn từ 6 trở lên và sóng thần có thể cao từ 3m trở lên.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo nếu siêu động đất xảy ra, sẽ có các đợt rung chấn mạnh trên diện rộng từ vùng Kanto đến vùng Kyushu và sóng thần cao sẽ xuất hiện dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ vùng Kanto đến vùng Okinawa.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã quyết định hủy chuyến thăm đến các nước Trung Á để tập trung chỉ đạo công tác ứng phó với siêu động đất. Chính phủ Nhật Bản kêu gọi người dân tại các khu vực trọng điểm kiểm tra lại những biện pháp ứng phó với nguy cơ xảy ra động đất như cố định đồ đạc trong nhà, xác nhận địa điểm và cách thức sơ tán khẩn cấp, đặc biệt là các phương án sơ tán đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ, người khuyết tật.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cho biết khả năng xảy ra một trận động đất lớn trong vòng 30 năm tới có thể lên đến 70%. Các chuyên gia nhận định một trận động đất như vậy có thể ảnh hưởng tới dải bờ biển rộng lớn của Nhật Bản và đe dọa khoảng 300.000 sinh mạng trong kịch bản xấu nhất.

Theo đài truyền hình NHK, các nhà khí tượng học đã tập hợp và đưa ra cảnh báo sóng thần tạm thời. Vào thời điểm đó, một ủy ban đặc biệt cảnh báo nguy cơ một “trận động đất lớn” khác có thể xảy ra trong tuần tới. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan này đưa ra loại cảnh báo toàn quốc trên. Các chuyến tàu cao tốc phải giảm tốc để đề phòng, làm gián đoạn việc đi lại của người dân.

Do phần lớn đất nước vẫn trong tình trạng cảnh giác cao độ, chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong mùa du lịch cao điểm kỳ nghỉ hè khiến hàng chục ngàn khách du lịch đã hủy bỏ các chuyến đi và vé đặt khách sạn. Điều này cũng phản ánh sự tập trung cao độ của Nhật Bản vào việc chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp như động đất.

Nhật Bản không còn xa lạ với những trận động đất nghiêm trọng. Quốc gia Mặt trời mọc này nằm trên Vành đai lửa, khu vực có hoạt động địa chấn và núi lửa dữ dội ở cả hai phía Thái Bình Dương.

 Trong lịch sử, trận động đất tồi tệ nhất mà Nhật Bản hứng chịu là trận động đất Tohoku mạnh 9,1 độ xảy ra vào năm 2011, gây ra thảm họa sóng thần và hạt nhân lớn. Khoảng 20.000 người đã thiệt mạng trong thảm kịch “kép” đó.

Sau trận động đất lịch sử như vậy, các nhà địa chấn học đã cảnh báo về một “siêu động đất” tại Rãnh Nankai với cường độ có thể vượt quá 9 trong vài thập kỷ tới. Việc các nhà khoa học cảnh báo về khả năng trận động đất này có thể xảy ra thường xuyên đến mức người dân và chính quyền coi đây là kiến thức phổ biến.

Trong khi đó, Robert Geller, nhà địa chấn học và giáo sư danh dự tại Đại học Tokyo, bày tỏ sự nghi ngờ, gọi trận động đất ở Rãnh Nankai là một “chuyện bịa đặt”. Ông cũng lập luận động đất không xảy ra theo chu kỳ mà có thể xảy ra ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào. Điều này có nghĩa là có rất ít điểm tính toán khi nào trận động đất tiếp theo sẽ xảy ra dựa trên thời điểm những trận động đất trước đó xảy ra.

Mặc dù chỉ là dự báo siêu động đất, tuy nhiên Nhật Bản đã chủ động ứng phó từ nhiều mặt. Đây là tác nhân giảm nhẹ thiệt hại ở quốc gia thường xuyên xảy ra thiên tai này.

“Nhật Bản nằm trên ranh giới của bốn mảng kiến tạo, khiến nước này trở thành một trong những khu vực dễ xảy ra động đất nhất trên thế giới. Khoảng 10% các trận động đất có độ mạnh 6 trở lên trên thế giới xảy ra trong hoặc xung quanh Nhật Bản, nguy cơ mà Nhật Bản phải đối mặt cao hơn nhiều so với những nơi như châu Âu hoặc miền Đông nước Mỹ”, ông Shoichi Yoshioka, Giáo sư tại Đại học Kobe (Nhật Bản), giải thích.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ bạo loạn ở Hàn Quốc

18:28 03/04/2025

Nhiều khả năng xảy ra biểu tình bạo lực khi Tòa án Hiến pháp ở trung tâm Seoul công bố phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào ngày hôm nay 4-4.

Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân

07:46 03/04/2025

Mỹ đe dọa tấn công Iran khiến Tehran tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn bằng quân sự.

Mỹ lại đe dọa trừng phạt Nga

18:17 01/04/2025

Giới quan sát không lạ gì với thay đổi đột ngột trong đối ngoại của ông Trump nhưng việc “đổi chiều” với Nga lần này khiến nhiều người quan tâm.

Động đất kinh hoàng ở Myanmar

07:42 01/04/2025

Sáng 30-3, chỉ hai ngày sau thảm họa động đất 7,7 độ, Myanmar tiếp tục hứng chịu thêm một loạt dư chấn lên đến 5,1 độ.

Gấp rút cứu nạn tại Myanmar

12:48 30/03/2025

Nhiều nước đã gửi đội cứu hộ và hàng viện trợ đến Myanmar trong bối cảnh số thương vong liên tục tăng cao.

Châu Phi đối mặt thách thức kép

06:21 28/03/2025

Dịch bệnh, chiến tranh, nghèo đói và nguồn cứu trợ lại hạn chế khiến người nghèo châu Phi lâm vào khó khăn kép.

Iran phớt lờ đe dọa của Mỹ

05:52 27/03/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa muốn đạt thỏa thuận hạt nhân mới với Iran trong vòng 2 tháng, tuy nhiên vấn đề này vấp phải phản ứng phớt lờ của Tehran.

Khi nào Dải Gaza ngừng bắn ?

08:10 26/03/2025

Hơn 1.000 người chết sau hai ngày Israel nối lại không kích Gaza khiến dư luận quốc tế lên tiếng phản đối.

Cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều nước

07:11 25/03/2025

Những ngày gần đây xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, gây thiệt hại lớn và khiến nhiều người thiệt mạng.

Sông băng trên thế giới tan nhanh chưa từng có

07:58 24/03/2025

Tình trạng tan băng chưa từng có do khủng hoảng khí hậu đang gây nên mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước toàn cầu.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Trồng lúa giảm phát thải: Tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

18:39 03/04/2025

Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh: Tăng đầu tư công để đảo ngược vòng xoáy đi xuống của ĐBSCL

18:37 03/04/2025

Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

Từng bước nâng cao năng lực về công nghệ số cho học sinh

18:33 03/04/2025

Được xác định là lực lượng trẻ có trình độ, dễ dàng thích ứng và bắt nhịp nhanh xu hướng chuyển đổi số, các địa phương, trường học đã thực hiện nhiều giải pháp để học sinh tiếp cận môi trường số an toàn, tận dụng hiệu quả các ứng dụng số thông dụng.