Sông băng trên thế giới tan nhanh chưa từng có

Thứ Hai, ngày 24/03/2025 | 07:58

Tình trạng tan băng chưa từng có do khủng hoảng khí hậu đang gây nên mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước toàn cầu.

Một khu vực sông băng tại Alaska (Mỹ). Ảnh: ALASKA.ORG

Tốc độ băng tan đang gia tăng nhanh chóng. Trong vòng hơn một thập kỷ qua, lượng băng mất đi cao hơn 1/3 so với giai đoạn 2000 - 2011. Theo đánh giá toàn cầu đầu tiên thuộc loại này được công bố trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng trong giai đoạn năm 2012 - 2023, lượng băng mất đi đã tăng 36% so với thập kỷ trước đó (2000 - 2011). Trung bình mỗi năm, khoảng 273 tỉ tấn băng đã tan chảy - tương đương với lượng nước mà toàn bộ dân số thế giới tiêu thụ trong 30 năm.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng tốc độ tan chảy này có thể còn nhanh hơn dự báo trong những năm tới và đẩy mực nước biển dâng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ mất băng có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, như Nam Cực mất khoảng 2% lượng băng, còn dãy Alps ở châu Âu mất đến 40% lượng băng. Trung Âu đã mất tới 39% khối lượng băng chỉ trong hơn 20 năm. Tại một số khu vực, tốc độ băng tan thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Từ năm 1900 đến nay, mực nước biển toàn cầu đã dâng hơn 20cm, trong đó khoảng một nửa diễn ra chỉ từ đầu những năm 1990. Và nếu không có hành động quyết liệt, tốc độ gia tăng sẽ ngày càng nhanh hơn trong những thập kỷ tới.

Tốc độ tan chảy sông băng hiện nay đang đe dọa đến nguồn lương thực và nước sinh hoạt của khoảng 2 tỉ người trên toàn thế giới, đặc biệt tại các khu vực miền núi và phụ thuộc vào băng tuyết.

Theo báo cáo phát triển tài nguyên nước thế giới 2025 của UNESCO, khoảng 2/3 diện tích nông nghiệp sử dụng tưới tiêu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm tuyết rơi và sông băng rút đi tại các khu vực núi cao. Hơn 1 tỉ người hiện đang sinh sống tại các vùng núi, trong đó có tới một nửa tại các nước đang phát triển đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, và xu hướng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Ông Abou Amani, Giám đốc khoa học nước của UNESCO, cảnh báo việc mất đi lớp băng phản xạ ánh sáng Mặt trời sẽ khiến mặt đất hấp thụ nhiệt nhiều hơn, tác động tiêu cực đến hệ thống khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, sự tan chảy nhanh của các sông băng cũng làm gia tăng nguy cơ lở tuyết, lũ đột ngột tại các thung lũng, cũng như giải phóng khí methane từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu.

Ông Alex Brisbourne, chuyên gia tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh, nhấn mạnh: “Sông băng núi là những hồ chứa nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất. Nước tan từ băng vào mùa hè là nguồn sống của hàng tỉ người và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn”.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cũng xác nhận tốc độ tan băng hiện nay là tồi tệ nhất từng được ghi nhận. Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Nature tháng trước dự báo nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu không được ngăn chặn, một nửa khối lượng sông băng trên toàn thế giới có thể biến mất vào cuối thế kỷ này.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...