Thứ Tư, ngày 07/07/2021 | 07:49
Dịch Covid-19 đang lây lan ngày càng phức tạp với nhiều biến chủng nguy hiểm đã làm nhiều quốc gia trên thế giới tính đến chuyện “sống chung” với dịch.
Biến thể Lambda có khả năng lây truyền nhanh hơn các biến thể như Delta, Alpha và Gamma. Ảnh minh họa: Getty Images
Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa công bố kế hoạch dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế để phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời kêu gọi người dân “học cách sống chung” với Covid-19. Ông Johnson cũng nhấn mạnh đại dịch vẫn chưa kết thúc và mọi người nên “tự suy xét” trước những quyết định mang tính sống còn của bản thân.
Thủ tướng Johnson đã ca ngợi kế hoạch triển khai vắc-xin Covid-19 thành công của giới chức y tế Anh, với hơn 60% dân số được tiêm ngừa. Điều đó đã góp phần đưa nước này sớm đạt được lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế do chính phủ đề ra dự kiến thực hiện vào ngày 19-7 tới đây. Tuy nhiên, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết việc nới lỏng chỉ được thực hiện nếu nước Anh đáp ứng được “4 tiêu chí”, bao gồm tốc độ triển khai vắc-xin, hiệu quả của vắc-xin, số cas nhập viện và các biến thể mới của Covid-19 được kiểm soát. Chính phủ Anh sẽ đánh giá lại vào ngày 12-7 tới sau khi xem xét các dữ liệu mới nhất.
Không chỉ Anh mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện “sống chung” với dịch Covid-19 như: Mỹ, Singapore, Israel, UAE, nhiều quốc gia châu Âu khác. Điểm chung của hầu hết các quốc gia này là dựa vào vắc-xin với tỷ lệ tiêm chủng phù hợp nhằm tạo miễn dịch cộng đồng sau đó sẽ dần mở cửa.
Điển hình như Israel đã chủ động tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 từ rất sớm với tỷ lệ cao nên quốc gia này đã đưa kết quả Covid-19 gần bằng với bệnh cúm mùa ở Mỹ và hiện cuộc sống người dân gần như trở lại bình thường. Còn tại Mỹ, sau khi tỷ lệ tiêm vắc-xin đạt hơn 60% dân số, mọi sinh hoạt của người dân đã trở lại gần giống với khi chưa có dịch Covid-19. Hay Singapore hiện hơn 53% dân số đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 mũi đầu và 36% tiêm đủ hai mũi (tính đến ngày 23-6) nên họ đã đề cập đến phương án “sống chung với dịch bệnh”.
Trên cơ sở đó, một số quốc gia đã hình dung bộ quy chuẩn mới gồm các bước sau:
Đầu tiên, người bị nhiễm bệnh có thể tự phục hồi tại nhà, vì khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, các triệu chứng sẽ chủ yếu nhẹ. Với những người xung quanh người bị nhiễm bệnh cũng đã được tiêm phòng, nguy cơ lây truyền sẽ thấp.
Thứ hai, có thể không cần phải tiến hành truy tìm nhiều và cách ly mọi người mỗi khi phát hiện ra cas bệnh. Mọi người có thể tự kiểm tra mình thường xuyên bằng nhiều cách test nhanh và dễ dàng.
Thứ ba, thay vì theo dõi số lượng nhiễm Covid-19 mỗi ngày, chúng ta sẽ tập trung vào kết quả: bao nhiêu người bị ốm nặng, bao nhiêu người trong phòng chăm sóc đặc biệt…
Thứ tư, có thể dần dần nới lỏng các quy tắc quản lý an toàn và từng bước trở lại sinh hoạt bình thường.
Thứ năm, có thể đi lại giữa các quốc gia, ít nhất là đến các nước đã kiểm soát được dịch bệnh.
Mặc dù đồng thuận với giải pháp “sống chung” với dịch, nhưng giới quan sát vẫn còn quan ngại khi số lượng vắc-xin hiện nay vẫn còn khan hiếm và phần lớn chỉ cung cấp cho các quốc gia giàu trên thế giới nên nhiều nước nghèo vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vắc-xin. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan khó ngăn chặn. Mặt khác, nhiều biến thể mới của SARS-CoV-2 như Delta, với mức độ nguy hiểm cao đã lây lan ít nhất 98 quốc gia. Mới đây, biến thể Lambda có khả năng lây truyền nhanh hơn các biến thể như Delta, Alpha và Gamma đã xuất hiện tại 27 quốc gia, trong đó có Peru, Chile làm giới khoa học lo lắng. Bởi lẽ, vắc-xin ngừa Covid-19 hiện nay có thể không cung cấp đủ khả năng bảo vệ cho cơ thể chống lại loại biến thể này.
Ngoài ra, các biến thể SARS-CoV-2 xuất hiện ngày càng nhiều, với mức độ nguy hiểm hơn và có thể kháng cả vắc-xin. Đây cũng là trở ngại lớn nhất khi thực hiện “sống chung” với dịch dựa vào vắc-xin.
HN tổng hợp
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:13 24/04/2025
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
08:36 22/04/2025
Tính đến cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi trên toàn quốc và thêm 2 bang đã xác định các đợt bùng phát sởi.
05:29 08/05/2025
Với vai trò sơ cấp cứu ban đầu, thời gian qua, các điểm sơ cấp cứu do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện được ví như “phao cứu sinh”, góp phần cứu sống, giảm thiểu thương vong cho nhiều người bị tai nạn.
05:24 08/05/2025
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên trên địa bàn huyện Châu Thành A, tạo sự lan tỏa với những giá trị thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
05:21 08/05/2025
Bài 1: Phá thế “vùng trũng giao thông”
05:20 08/05/2025
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức của Nhân dân, đến ngày 28-4, huyện Vị Thủy đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.