Thứ Hai, ngày 03/06/2024 | 18:29
Các chuyên gia khí tượng nhận định, sóng nhiệt cực đoan đang gây ảnh hưởng mạnh tại khu vực Nam Á. Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.
Nắng nóng gay gắt tại Đông Nam Á. Ảnh: Xinhua
Nam Á là nơi sinh sống của khoảng 1/5 dân số thế giới. Khu vực này cũng đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu làm cho tình hình thời tiết trở nên tồi tệ hơn.
Những tháng trước mùa mưa hoặc gió mùa, khu vực châu Á thường hứng chịu nắng nóng. Nhưng nhiệt độ năm 2024 vào thời điểm này lại cao hơn nhiều so với mức trung bình ở nhiều quốc gia...
Nhà nghiên cứu lịch sử thời tiết Maximiliano Herrera nhận định, nhiều vùng ở châu Á đang chứng kiến các kỷ lục nhiệt độ liên tục bị “xô đổ” một cách đáng sợ. Ấn Độ nổi lên là điểm nóng đúng nghĩa đen khi nhiều địa phương ghi nhận mức nhiệt hơn 430C. Chính quyền bang Kerala đóng cửa các cơ sở giáo dục cho đến ngày 6-5, song song đó khuyến cáo người dân giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và đề phòng hỏa hoạn.
Tương tự, hơn 47.000 trường học ở Philippines chuyển sang dạy trực tuyến khi chỉ số nhiệt ở nước này lên đến 450C. Theo trang Euro News, chỉ số nhiệt là nhiệt độ con người cảm nhận được, thường cao hơn nhiều so với nhiệt độ không khí do độ ẩm cao làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Tình trạng này làm tăng nguy cơ kiệt sức, say nắng và thậm chí gây tử vong.
Khu vực Đông Nam Á cũng hứng chịu nắng nóng thiêu đốt khi tại nhiều nước chứng kiến những kỷ lục về nhiệt độ được thiết lập. Chỉ số nóng bức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan ngày 2-5 lên tới 520C - mức đặc biệt nguy hiểm, trong khi hàng chục tỉnh, thành phố ở nước này hứng chịu những ngày “siêu nắng nóng” từ cuối tháng 4 khi nhiệt độ tối đa đều trên 430C.
Đây cũng là nhiệt độ tối đa ở Campuchia những ngày qua, mức cao nhất từng được ghi nhận trong khoảng 170 năm. Tại Lào, ngày 30-4, nhiệt độ ngoài trời đo được lên đến 470C, là mức nhiệt cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thị trấn Chauk ở miền trung Myanmar ngày 28-4 chứng kiến mức nhiệt 48,20C, mức cao nhất trong tháng 4 từ khi dữ liệu được thống kê cách đây 56 năm. Trong khi đó, nhiệt độ tăng cao ở Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đang khiến dịch sốt xuất huyết lây lan mạnh, với số ca mắc tăng hơn gấp đôi lên 35.000 ca so với 15.000 ca một năm trước đó.
Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nắng nóng khắc nghiệt ngay từ cuối xuân ở châu Á năm nay. Biến đổi khí hậu đã khiến khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt tăng lên 100 lần trong năm 2023. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Á có tốc độ ấm lên nhanh gần gấp đôi kể từ giai đoạn 1961-1990 và kéo theo là các thảm họa tự nhiên như bão, lũ, lốc xoáy xảy ra thường xuyên và nguy hiểm hơn.
Theo Diễn đàn Triển vọng Khí hậu Nam Á (SASCOF) lần thứ 28 cuối tháng 4, lượng mưa trên mức bình thường được dự báo trút xuống ở hầu hết quốc gia Nam Á trong mùa mưa sắp tới, vào khoảng tháng 6 đến 9. Từ nay đến lúc đó, cả Nam Á và Đông Nam Á vẫn chưa thoát khỏi đợt nắng nóng gay gắt thời gian qua.
Tạp chí The Business Standard dẫn lời các chuyên gia khí tượng thủy văn nhận định biến đổi khí hậu chính là “chất xúc tác” khiến các dấu hiệu còn sót lại của El Nino trở nên nghiêm trọng hơn. Nói cách khác, El Nino là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự nóng lên ở châu Á. Cho đến khi những giải pháp dài hạn phát huy tác dụng, các chuyên gia lo ngại số người thiệt mạng sẽ tiếp tục tăng và hàng triệu người sẽ phải đứng trước những lựa chọn khó khăn thảm khốc với mỗi đợt nắng nóng.
Trong những năm tới, dạng thời tiết này được dự báo sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Phân tích về các đợt nắng nóng ở Nam Á, các chuyên gia khí tượng cho rằng, những đợt nắng nóng mà chúng ta đang chứng kiến một phần bị ảnh hưởng bởi tình trạng nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, nó bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi tự nhiên, đặc biệt là bởi hình thái thời tiết El Nino - diễn ra rất mạnh mẽ trong năm nay. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để giảm tần suất này, mà gốc rễ của vấn đề là cần khống chế tốc độ nóng lên toàn cầu đang diễn biến ngày càng nhanh.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.