Thứ Hai, ngày 14/12/2020 | 18:03
Thế giới vẫn chưa theo kịp các mốc cần đạt được của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015, sau kết quả khiêm tốn đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Climate Ambition (tạm dịch: Tham vọng về khí hậu) do LHQ, Anh và Pháp đồng chủ trì theo hình thức trực tuyến vào tuần qua với sự tham gia của hơn 70 nhà lãnh đạo thế giới.
Khí phát thải từ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục là mối lo ngại, đe dọa các mục tiêu về khí hậu.
Ngày 12-12-2020, đánh dấu tròn 5 năm Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu được 195 nước ký kết nhằm hạn chế nền nhiệt toàn cầu tăng dưới ngưỡng 2 độ C vào cuối thế kỷ 21 so với thời tiền cách mạng công nghiệp.
Nhân loại đã chứng kiến những tác động ngày càng rõ ràng và nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu, từ cháy rừng ở Australia và California (Mỹ) đến việc sụp đổ các thềm băng ở hai cực… Điều này đã buộc lãnh đạo nhiều nước phải lắng nghe các ý kiến từ giới khoa học và điều chỉnh chính sách phát triển. Tuy nhiên, khi mọi thứ chỉ mới khởi đầu, đại dịch Covid-19 đã bùng phát và khiến các quốc gia quên mất mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Sau 5 năm, Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu hầu như “giậm chân tại chỗ”, nhất là khi Mỹ - chiếm tỷ lệ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao thứ hai thế giới (18%), chỉ sau Trung Quốc - đã rút khỏi thỏa thuận. Nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, các đợt nắng nóng gây hạn hán và các cơn bão nhiệt đới xuất hiện nhiều hơn, với mức độ khốc liệt hơn, trong khi các chính phủ vẫn dè dặt về các chính sách về khí hậu.
Hồi tháng 11, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterre cho biết, mặc dù có thêm nhiều chính phủ và doanh nghiệp cam kết đến năm 2050 sẽ trung hòa khí thải carbon, nhưng thế giới vẫn cách xa mục tiêu này.
Anh là một trong những nước đưa ra cam kết rõ ràng nhất. Tối 11-12, các nhà lãnh đạo Anh khẳng định sẽ ngừng sự hỗ trợ của chính phủ đối với các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài. Một tuần trước đó, Anh đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm phát thải khí nhà kính 68% so với mức của năm 1990, tiến tới trung hòa carbon vào năm 2050.
Cuối tuần qua, lãnh đạo 27 nước Liên minh châu Âu (EU) quyết định giảm lượng khí thải xuống dưới 55% so với mức năm 1990, thay vì 40% như mục tiêu từ trước đến nay. Theo đó, EU trở thành đối tác đầu tiên có lượng phát thải lớn nhất chính thức đưa ra mục tiêu sửa đổi cao hơn so với yêu cầu của Hiệp định Paris. Đây là những tín hiệu đầy lạc quan cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Với Trung Quốc, hồi tháng 9, Chủ tịch Tập Cận Bình gây ngạc nhiên khi tuyên bố nước này sẽ giảm 65% khí thải vào năm 2030 so với mức của năm 2005 và trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời đưa ra các mục tiêu tăng tốc mở rộng năng lượng gió và mặt trời. Trung Quốc phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới và sử dụng nhiều than đá hơn phần còn lại của thế giới cộng lại. Song, tại Hội nghị thượng đỉnh Climate Ambition, ông Tập Cận Bình nói rằng, Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển, các nước giàu có hơn nên hành động nhiều hơn.
Ông Guterre kêu gọi mỗi quốc gia tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về khí hậu” cho đến khi lượng phát thải giảm xuống mức 0, nghĩa là các nước phải hành động ngay bây giờ. “Tôi thúc giục mọi người hãy thể hiện tham vọng, ngăn chặn cuộc tấn công hành tinh của chúng ta và làm những gì mà chúng ta cần để bảo đảm tương lai cho con cháu chúng ta”, ông Guterre nói.
Những nỗ lực vẫn đang diễn ra với nhiều hy vọng, mở đường cho COP26 được tổ chức ở Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh) vào tháng 11-2021 sẽ tạo sự đột phá nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về khí hậu. Lo lắng về tình trạng Trái đất ấm nóng lên, Thủ tướng Anh Boris Johnson - người sẽ chủ trì COP26 - cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng khí hậu thậm chí có sức tàn phá còn hơn cả đại dịch Covid-19, theo báo The Independent.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:36 22/04/2025
Tính đến cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi trên toàn quốc và thêm 2 bang đã xác định các đợt bùng phát sởi.
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
19:33 10/04/2025
Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.
05:44 10/04/2025
Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.
18:22 08/04/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.