Thách thức đối với kinh tế thế giới

Chủ Nhật, ngày 13/08/2023 | 13:25

Trong khi Mỹ đang tìm cách giảm lạm phát thì Trung Quốc lại phải đối mặt với vấn đề ngược lại là giảm phát.

Giá hàng hóa được niêm yết tại cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 12-1-2023. Ảnh: THX/TTXVN

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một thước đo lạm phát chính của Mỹ, trong tháng 7 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 3% của tháng 6 và phá vỡ đà “hạ nhiệt” gần đây. Từ đầu năm 2022, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nhanh chóng nâng lãi suất cho vay nhằm kiềm chế lạm phát. Đợt tăng vào tháng trước đã đẩy lãi suất của Mỹ lên mức cao nhất kể từ năm 2001.

Trong khi đó, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này trong tháng 7 vừa qua đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2-2021, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tiếp tục giảm do sức mua yếu. Trung Quốc đã chính thức rơi vào tình trạng giảm phát và chính phủ nước này muốn kích thích tiêu dùng nội địa.

Giảm phát có vẻ như là một xu hướng tốt vì về mặt lý thuyết, nếu giá cả giảm thì người dân sẽ có sức mua mạnh hơn. Nhưng giảm phát có thể kéo theo tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia. Thứ nhất, nếu mọi người tin rằng các mặt hàng sẽ có giá thấp hơn nữa vào tuần tới hoặc tháng tới, họ có thể ngừng mua sản phẩm hoặc dịch vụ, bóp nghẹt huyết mạch của nền kinh tế: chi tiêu của người tiêu dùng. Nếu điều đó xảy ra, các công ty có thể phản ứng bằng cách cắt giảm nhân công, giảm lương hoặc thực hiện các điều chỉnh khác.

Thứ hai, giảm phát là thông tin tiêu cực đối với những cá nhân hoặc doanh nghiệp có nợ, chẳng hạn như thế chấp hoặc các khoản vay khác. Đó là bởi vì mặc dù giá đang giảm, giá trị của khoản nợ không thay đổi, điều này gây áp lực buộc người tiêu dùng và doanh nghiệp phải cắt giảm chi tiêu để trả nợ.

Ông Nigel Green tại công ty deVere Group vào ngày 9-8 cho rằng lạm phát tại Trung Quốc gây ra lo ngại là tình trạng này có thể vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia này.

Theo Bloomberg, người tiêu dùng ở nhiều quốc gia có thể mua các sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn từ Trung Quốc khi nước này xảy ra giảm phát. Tuy nhiên, nhiều chính phủ sẽ không muốn tình trạng giá xuất khẩu rẻ của Trung Quốc đảo ngược thâm hụt thương mại đã được thu hẹp với Bắc Kinh. Giám đốc thương mại của Liên minh châu Âu (EU) trong tuần trước tuyên bố sẽ gây áp lực buộc Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu nhiều hơn của châu Âu.

Vì vậy, Bloomberg cho rằng ngay cả khi giảm phát của Trung Quốc giúp ích cho người tiêu dùng ở các nước phát triển, nó có khả năng khiến chính trị trở nên rối ren hơn.

Nhưng ông Paul Cavey tại công ty tư vấn East Asia Econ cho biết: “Tại các nước phát triển, hàng tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc không được ưa chuộng như trước”.

Về phần Mỹ, tác động từ giảm phát ở Trung Quốc với lạm phát ở nước này có thể sẽ hạn chế, do chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi giá nhà ở, thực phẩm, năng lượng, chăm sóc sức khỏe và thường không phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Theo ông Prasad, có nhiều lý do khác để kỳ vọng rằng tình trạng giảm phát của Trung Quốc sẽ không tác động đáng kể đến nhu cầu nội địa của Mỹ. Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, Mexico đã thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ từ đầu năm nay, với tổng thương mại song phương giữa Mỹ và Mexico đạt 263 tỉ USD tính đến tháng 4.

Bắc Kinh và Washington, vốn là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ lâu đã được khuyến khích tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô bởi nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ rơi vào suy thoái, trong khi vấn đề nợ ám ảnh các thị trường mới nổi.

Sự khác biệt về lạm phát và giảm phát có thể buộc cả hai quốc gia phải đưa ra các ưu tiên khác nhau trong chương trình nghị sự, trong bối cảnh căng thẳng song phương vẫn tiếp diễn. Trung Quốc đã chuyển chú ý sang thúc đẩy đổi mới công nghệ và phục hồi kinh tế trong nước, vốn không đồng đều khi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tư nhân đang bị tụt lại phía sau. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã duy trì thanh khoản thị trường dồi dào và ngần ngại hạ lãi suất chính sách.

Về phía Mỹ, Fed vẫn đang tích cực tìm cách giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2% và các quyết định của họ tiếp tục thử thách các ngân hàng trong nước cũng như những thị trường mới nổi.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Làn sóng người di cư trái phép lại gia tăng

09:20 26/12/2024

Ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng dòng người di cư trái phép vẫn tiếp tục tìm đến miền đất hứa khiến nhiều quốc gia quan ngại.

Israel và Houthi lại quyết tâm “so găng”

05:40 25/12/2024

Cả Israel và Houthi đều cương quyết trả đũa lẫn nhau khiến dư luận quan ngại.

Ông Trump muốn giữ TikTok

06:13 24/12/2024

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 22-12 tỏ dấu hiệu rằng ông ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn.

Trung Quốc, Mỹ tranh cãi xung quanh cuộc chiến tại Ukraine

06:20 23/12/2024

Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang giúp cho Nga; ngược lại Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc vô căn cứ của Mỹ đối với nước này.

Giới khoa học bất an

08:27 20/12/2024

Nhiệt độ toàn cầu tăng đột biến khiến nhiều nhà khoa học quan ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của nhân loại.

Giải mã bệnh lạ tại Congo: Nhiều quốc gia vẫn thận trọng

07:21 19/12/2024

WHO vừa công bố kết quả xét nghiệm bệnh lạ tấn công Congo đã giảm bớt lo lắng của cộng đồng quốc tế, tuy nhiên vẫn phải tăng cường cảnh giác vì nhiều lý do liên quan.

Lời giải cho bài toán khủng hoảng chính trị ở Syria ?

07:22 18/12/2024

Mặc dù Syria đã thành lập được chính phủ chuyển tiếp nhưng quốc gia này đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng toàn diện.

TikTok “khó sống” tại Mỹ

05:47 17/12/2024

Reuters ngày 13-12 đưa tin tòa phúc thẩm Đặc khu Columbia (Mỹ) đã bác bỏ đề nghị của TikTok liên quan đạo luật yêu cầu Công ty ByteDance (Trung Quốc) bán lại TikTok, hoặc ứng dụng video ngắn trên sẽ bị cấm tại Mỹ vào tháng tới.

Hàn Quốc có rơi vào khủng hoảng ?

07:50 16/12/2024

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck Soo hôm 14-12, tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức trong điều hành nhà nước.

Giao tranh ở Sudan gây ra hệ lụy kép

06:07 13/12/2024

Giao tranh ác liệt đã khiến Sudan rơi vào tình cảnh hỗn loạn về chính trị dẫn đến người dân lâm vào cảnh nghèo đói cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Làm tốt công tác định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong sắp xếp tổ chức bộ máy

17:21 26/12/2024

(HGO) - Chiều ngày 26-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban chỉ đạo tỉnh).

Phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết 2025

17:11 26/12/2024

(HGO) - Ngày 26-12, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Phụng Hiệp tổ chức Lễ phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết, với chủ đề “Hành trình những giọt máu nghĩa tình”.

Công bố quyết định về công tác cán bộ

15:38 26/12/2024

(HGO) - Thường trực Huyện uỷ Vị Thuỷ vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác cán bộ.

Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững

09:41 26/12/2024

Hội LHPN huyện Châu Thành đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.