Thế giới lo hết chỗ trữ dầu

Thứ Hai, ngày 06/04/2020 | 08:05

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trên thế giới giảm mạnh do đại dịch Covid-19 khiến các công ty sản xuất dầu lửa lo ngại không đủ chỗ trữ dầu khi nguồn cung ngày càng tăng.

Ảnh: AFP

Theo Goldman Sachs, các cơ sở trữ dầu, nhà máy lọc dầu, tàu dầu và đường ống dẫn dầu sẽ hết chỗ chứa. Ước tính, 6 triệu thùng dầu mỗi ngày sẽ không có chỗ chứa trong tháng 4. Đến tháng 5 có thể tăng lên 7 triệu thùng/ngày.

Có một lựa chọn là chuyển dầu thô lên tàu. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo vẫn không giải quyết hết được số dầu thừa.

Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm 1/3, tương đương 30 triệu thùng/ngày khi hàng tỉ người trên thế giới hạn chế đi lại trong bối cảnh đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi-rút corona (Covid-19) hoành hành.

Trong khi đó, Liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất bên ngoài (còn gọi là OPEC+) đang bàn thảo về thỏa thuận cắt giảm sản lượng chưa từng có trong nỗ lực thúc đẩy giá dầu.

OPEC+ hy vọng đây là nỗ lực toàn cầu và cần có sự tham gia của các nước ngoài liên minh này, trong đó có Mỹ (nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới).

Trước mắt, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra cam kết như thế nào sau cuộc họp với lãnh đạo các công ty dầu hôm 3-4. Tại cuộc gặp này, Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết giúp đỡ nền công nghiệp dầu mỏ nhưng không hứa hẹn chuyện thuyết phục các công ty dầu trong nước cắt giảm sản lượng khai thác. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette sau đó cho biết Nhà Trắng không thương thảo với Ả Rập Saudi hoặc Nga về vấn đề trên nhưng khuyến khích hai nước này đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong bối cảnh giá dầu lao dốc không phanh - từ 65 USD/thùng vào đầu năm còn 34 USD/thùng hôm 3-4.

OPEC đã lên kế hoạch họp khẩn trong ngày 6-4 và có thể nhất trí về thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng/ngày, tương đương 10% lượng dầu cung ứng cho thế giới. OPEC+ cũng lên kế hoạch họp trực tuyến trong ngày này nhưng hiện chưa rõ mức cắt giảm được phân bổ như thế nào giữa các nước. Một vấn đề khác, theo nhận định của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), là mức cắt giảm 10 triệu thùng/ngày có thể không đủ trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục thấp thời gian tới.

Giá dầu thế giới hôm 30-3 có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua sau khi OPEC+ không thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Khi đó, OPEC ủng hộ cắt giảm thêm sản lượng khai thác để thúc đẩy giá dầu trong bối cảnh nhu cầu chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Nga đã nói không với đề xuất vì cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động này. Sau khi thỏa thuận hết hạn vào cuối tháng rồi, nỗi lo nguồn cung thêm thừa mứa gia tăng với việc Ả Rập Saudi tăng cường sản lượng khai thác lên mức cao kỷ lục 12 triệu thùng/ngày trong lúc giảm giá bán cho khách hàng.

Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Abdulaziz bin Salman hôm 4-4 bác bỏ cáo buộc của Nga, theo đó chính Riyadh đã rút khỏi thỏa thuận nói trên. Trước đó một ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Ả Rập Saudi, được xem là quốc gia đứng đầu OPEC, phải chịu trách nhiệm cho sự sụt giảm mạnh của giá dầu. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này khẳng định Matxcơva sẵn sàng đi đến thỏa thuận với OPEC và các đối tác khác miễn là tất cả các bên hợp tác trên cơ sở bình đẳng. Theo Reuters, ông Putin đã đề xuất giảm sản lượng dầu khai thác trên thế giới xuống khoảng 10 triệu thùng/ngày khi họp trực tuyến với các quan chức chính phủ và công ty dầu trong nước. Ông Putin cũng nhấn mạnh Matxcơva không gặp khó gì với giá dầu ở mức khoảng 42 USD/thùng, cao hơn khoảng 10-15 USD so với mức giá hiện nay.

Hiện Mỹ sản xuất 15 triệu thùng/ngày, Ả Rập Saudi 12 triệu thùng/ngày và Nga 10 triệu thùng/ngày.

 

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.