Thứ Tư, ngày 29/12/2021 | 08:17
Nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước nguy cơ dịch Covid-19 sẽ bùng phát dịp cuối năm này vì nhiều lý do.
Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Paris, Pháp. Ảnh: THX
Đáng quan ngại là biến thể Omicron đã xuất hiện và đang lây lan mạnh ở khắp các châu lục với hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, dịp cuối năm lại có nhiều lễ hội tụ tập đông người như lễ Giáng sinh và các hoạt động chào đón Năm mới sẽ là nguy cơ để Covid-19 tái bùng phát.
Tại châu Mỹ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết châu lục này tiếp tục là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 100,5 triệu ca mắc Covid-19, chiếm 36% số ca bệnh trên toàn thế giới và 2,4 triệu trường hợp tử vong, chiếm 45% tổng số ca tử vong trên thế giới.
Trong tuần qua, số ca nhiễm mới đã bất ngờ tăng mạnh tại nhiều nước, trong đó đáng chú ý là Argentina với số ca mắc trung bình khoảng 15.000 người/ngày và là con số cao nhất kể từ hồi tháng 8. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng và tử vong lại có xu hướng giảm và đây được coi là tín hiệu tích cực, cho thấy tính hiệu quả của các chương trình tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đại trà mà chính phủ các nước đang triển khai.
Trước thực tế báo động trên, nhiều nước trong khu vực đã buộc phải siết chặt các biện pháp đối phó và kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu. Thậm chí một số hãng hàng không trong khu vực đã phải hủy bỏ hoặc điều chỉnh lịch trình các chuyến bay trong dịp cuối năm này khi mà nhu cầu đi lại tăng cao trở lại. Thậm chí, nhiều quốc gia ra sắc lệnh cấm các cuộc hội họp gia đình và ban hành lệnh giới nghiêm trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng từ nay cho tới hết ngày 31-12. Lãnh đạo các nước cũng kêu gọi người dân tăng cường ý thức tự phòng dịch, hạn chế tụ tập đông người để có thể đón một năm mới an toàn.
Mặt khác, các chương trình tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó nhiều nước đã triển khai các mũi tiêm tăng cường (mũi 3 thậm chí mũi 4) cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Điều này dẫn đến tranh cãi trong giới y khoa và một số nước nghèo vốn dĩ chưa tiêm đủ 2 liều vắc-xin cho người dân.
Còn tại châu Âu, chính phủ nhiều nước tiếp tục công bố thêm các biện pháp hạn chế nhằm hạn chế tối đa sự bùng nổ các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron trong dịp lễ mừng Năm mới 2022.
Theo các quy định mới, tại các địa phương của Đức, các cuộc tụ tập sẽ bị giới hạn số người, tại cả trong nhà và ngoài trời đều không được quá 10 người. Nếu những người góp mặt đều chưa tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 thì cuộc tụ tập chỉ được phép không quá 2 người là thành viên bên ngoài gia đình. Bên cạnh đó, một số bang tại Đức cũng ra lệnh đóng cửa các phòng tập thể thao, hộp đêm, rạp chiếu phim. Các nhà hàng được phép hoạt động nhưng sẽ phải đóng cửa sớm. Người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang y tế trên các phương tiện giao thông công cộng và trong các cửa hàng. Ngoài ra, việc kiểm tra giấy chứng nhận tiêm chủng sẽ là điều kiện bắt buộc tại một số địa điểm công cộng.
Trong khi đó, mục tiêu mà Chính phủ Đức đặt ra là 80% dân số nước này tiêm đủ các mũi vắc-xin ngừa Covid-19 trước ngày 7-1-2022 gần như chắc chắn không thể đạt được, buộc Chính phủ Đức lùi thời hạn này đến cuối tháng 1-2022, với hy vọng các biện pháp hạn chế mới sẽ giúp ngành y tế Đức có thêm thời gian cần thiết.
Một số chuyên gia y tế tại Đức đã cảnh báo, nếu các biện pháp hạn chế mới không có tác dụng, nước Đức có thể đối mặt kịch bản tồi tệ nhất là lên tới 700.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày vào cuối tháng 1-2022.
Ngoài Đức, một loạt các quốc gia châu Âu khác, như: Pháp, Hy Lạp, Đan Mạch, Anh… cũng đã áp dụng thêm các biện pháp hạn chế sau lễ Giáng sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch lây lan trong dịp đón năm mới. Các số liệu công bố đầu tuần này cho thấy, châu Âu tiếp tục là tâm điểm của biến thể Omicron khi ghi nhận số ca nhiễm và số ca tử vong cao nhất thế giới trong 7 ngày qua. Ngoài ra, 5 quốc gia có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới cũng đều là các nước châu Âu.
Giới quan sát cho rằng, khả năng bùng phát dịch Covid-19 vào dịp cuối năm này chắc chắn sẽ diễn ra vì biến thể Omicron và tụ tập đông người từ các lễ hội. Tuy nhiên, tùy vào khả năng và quyết tâm chủ động phòng dịch của từng quốc gia mà mức độ bùng phát nhiều hay ít!
HN tổng hợp
18:29 15/05/2025
Mặc dù Mỹ và nhiều quốc gia lên tiếng sẽ làm trung gian hòa giải xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng khó tìm được cái kết thỏa đáng vì nhiều lý do.
08:31 15/05/2025
Sau những cuộc đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Hamas tại Doha (Qatar) đi cùng với những động thái gần đây, giới phân tích nhận định sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
05:48 14/05/2025
Dư luận quốc tế rất quan tâm liệu thông điệp Nga - Ukraine đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là lời nói suông.
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:41 16/05/2025
(HG) - Chiều ngày 15-5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa có buổi họp Ban Chỉ đạo thực hiện chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.
05:40 16/05/2025
(HG) - Chiều ngày 15-5, ông Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, GS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), đồng chủ trì Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến bản thảo công trình Địa chí Hậu Giang. Tham dự có hơn 50 đại biểu là nhà khoa học, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa am hiểu về Hậu Giang, đại diện các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh.
05:32 16/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), các địa phương trong tỉnh tích cực tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, nhằm tôn vinh cống hiến vĩ đại của Người và khơi dậy tinh thần học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
05:31 16/05/2025
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và sự an toàn của nông sản, hướng đi sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ trở thành xu thế tất yếu. Nhận thức được điều này, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đã xây dựng kế hoạch sản xuất lúa theo hướng hữu cơ năm 2025 với những mục tiêu cụ thể, quy mô mở rộng và các giải pháp đồng bộ.