Thứ Hai, ngày 04/12/2017 | 07:23
Chín quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) hôm 1-12 đạt được thỏa thuận không đánh bắt thương mại tại vùng biển trung tâm Bắc Băng Dương (CAO) trong ít nhất 16 năm nữa.
Vùng biển trung tâm Bắc Băng Dương sẽ được bảo vệ trong ít nhất 16 năm nữa. Ảnh: BBC
Với diện tích được bảo vệ lên tới 2,8 triệu km2 - xấp xỉ diện tích Địa Trung Hải - tại vùng biển quốc tế ở Bắc Cực, thỏa thuận này sẽ cho các nhà khoa học thời gian nghiên cứu hệ sinh thái biển của khu vực và những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trước khi hoạt động đánh bắt mở rộng. Đạt được sau 6 cuộc họp kéo dài hơn 2 năm, thỏa thuận không chỉ bao gồm các nước có tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực (Canada, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Nga và Mỹ) mà còn có các nước để mắt đến việc đánh bắt ở đây (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Thỏa thuận trên được hình thành trong bối cảnh, dưới tác động của biến đổi khí hậu, Bắc Cực đang ấm dần lên với mức nhiệt tăng cao gần gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, khiến trữ lượng cá và mật độ phân bổ cá biến động mạnh, có thể tạo ra nguồn tài nguyên biển dồi dào cho các ngư dân trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, các bên tham gia thỏa thuận muốn nghiên cứu kỹ hơn trước khi triển khai đánh bắt vì mục đích thương mại để tránh những hậu quả khó lường đối với hệ sinh thái khu vực.
Theo tạp chí Science, băng dày và tình trạng mù mờ về nguồn cá đã giữ chân các đội thuyền đánh bắt tránh xa CAO cho tới nay. Tuy nhiên, băng tan ngày càng nhiều trong các mùa hè gần đây khiến 40% CAO hiện đã có thể tiếp cận, chủ yếu ở các vùng biển phía Bắc bang Alaska của Mỹ và biển Chukchi của Nga. Theo luật pháp quốc tế, đánh cá ở những vùng biển này không phạm pháp nhưng nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức bảo vệ môi trường và giới hoạch định chính sách lo ngại nếu không có quy định, hệ sinh thái biển tại đây sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng.
Một trong những nguy cơ lớn nhất đó là Trái Đất đang nóng lên khiến băng khắp nơi tan chảy, đặc biệt tại hòn đảo băng giá Greenland nằm gần Bắc Cực. Chỉ trong 4 năm (từ 2012 đến 2016), thế giới mất lượng băng kỷ lục hơn 1.100 tỉ tấn. Theo các nhà khoa học, với tốc độ băng tan ngày một nhanh và mạnh hơn trong thời gian qua, chỉ vài trăm năm nữa, băng tại Greenland sẽ tan hết khiến mực nước biển sẽ dâng cao 7m, nhiều thành phố dọc bờ biển như Miami, Thượng Hải, New York hay Mumbai có nguy cơ bị xóa sổ. Theo các nhà khoa học, với tốc độ băng tan ngày một nhanh và mạnh hơn như hiện nay, chỉ hơn 100 năm nữa, nhiều thành phố ven biển trên toàn thế giới sẽ bị ngập nước hoàn toàn và mọi thứ sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
Bộ trưởng Ngư nghiệp Canada Dominic Leblanc cho biết quốc gia này cùng với Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Đan Mạch, Iceland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Nga và Mỹ đã nhất trí không tiến hành các hoạt động đánh bắt cá vì mục đích thương mại tại các vùng biển ngoài khơi trung tâm vùng biển Bắc Cực, tạo điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về hệ sinh thái của khu vực.
Các bên cũng nhất trí trước khi triển khai hoạt động đánh bắt, mỗi thành viên đều phải xây dựng gói biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp. Ngoài ra, mỗi thành viên phải tôn trọng cam kết thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học và giám sát chung nhằm tìm hiểu kỹ hơn về hệ sinh thái đại dương Bắc Cực, xem khu vực này có phù hợp để khai thác hải sản vì mục đích thương mại trong tương lai hay không.
Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề môi trường, ngư nghiệp và hàng hải Karmenu Vella gọi thỏa thuận mang tính ràng buộc này là “dấu mốc lịch sử”, lấp đầy lỗ hổng trong hoạt động quản lý đại dương toàn cầu, bảo vệ hệ sinh thái biển “dễ tổn thương” cho thế hệ sau.
Về cơ bản, thỏa thuận này cần được toàn bộ 10 bên tham gia phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực.
LONG TẤN tổng hợp
07:55 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.
05:37 27/06/2025
Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.
08:24 26/06/2025
Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.
05:52 25/06/2025
Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.
06:20 24/06/2025
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.
07:02 22/06/2025
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.
06:38 20/06/2025
Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.
07:28 19/06/2025
Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.
09:09 18/06/2025
Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
06:46 17/06/2025
Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...