Thứ Hai, ngày 13/08/2018 | 09:11
Trong khi Mỹ và Triều Tiên đang nỗ lực thực thi những thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước thì mới đây tuyên bố của Washington như “gáo nước lạnh” dội vào mối quan hệ hai nước vốn đang ấm dần.
Triều Tiên đã từ chối mọi đề xuất phi hạt nhân hóa của Mỹ. Ảnh: AP
Theo đó, Washington tuyên bố sự cần thiết phải duy trì sức ép với Bình Nhưỡng thông qua các lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Động thái này đã làm Triều Tiên kịch liệt phản ứng. Bình Nhưỡng cho rằng, việc Washington kêu gọi thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng sẽ ngăn cản tiến triển trong quá trình phi hạt nhân hóa. Đồng thời khẳng định, Mỹ không thành thật trong thực thi những nội dung đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh.
Theo AFP, Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã cáo buộc Mỹ “xúc phạm đối tác đàm phán” và “dội nước lạnh” vào những nỗ lực chân thành của chúng tôi trong việc xây dựng lòng tin, thứ có thể xem là điều kiện tiên quyết để triển khai thỏa thuận giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tuyên bố cũng khẳng định việc kỳ vọng bất kỳ kết quả nào về đàm phán trong bối cảnh này “thực sự là hành vi ngu ngốc, giống như việc đợi một quả trứng luộc nở ra con”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng đã lên án sự thiếu kiên nhẫn “đáng sợ” của Washington đối với tiến trình phi hạt nhân hóa, cáo buộc Mỹ hành động theo một “kịch bản hành động lỗi thời”.
Trong cuộc gặp lịch sử giữa ông Trump và ông Kim hồi tháng 6 tại Singapore, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã cam kết phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, tuyên bố chung được cho là có nội dung mơ hồ, không đề cập đến đòi hỏi lâu nay của Mỹ về thời gian Bình Nhưỡng phải giải giáp vũ khí một cách toàn diện. Chính điều này đã dẫn đến nghi kỵ thời gian gần đây giữa hai bên.
Trong một phản ứng liên quan, Triều Tiên cũng vừa chỉ trích Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres khi ông Guterres nói rằng Bình Nhưỡng “có thể là thành viên bình thường của cộng đồng quốc tế bằng việc hoàn toàn phi hạt nhân hóa theo cách có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”. Bình Nhưỡng cho rằng, những “ý kiến liều lĩnh” và vào hùa với Mỹ của ông Guterres sẽ ảnh hưởng đến tiến trình phi hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên. Đồng thời cho rằng, Tổng Thư ký LHQ “nên làm những gì có lợi cho tình hình hiện nay ở bán đảo Triều Tiên hướng tới hòa bình và ổn định, chứ không chỉ bằng cách hát lại điệp khúc về trừng phạt để làm hài lòng (một) quốc gia nhất định”. Tuyên bố của phái bộ Triều Tiên tại LHQ cũng cho biết, Bình Nhưỡng “lấy làm ngạc nhiên” khi nghe những phát biểu của ông Guterres “vào một thời điểm mà cả thế giới ủng hộ và hoan nghênh Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Triều - Mỹ cũng như tuyên bố chung tại Singapore.
Phản ứng của Triều Tiên hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ sau cuộc gặp thượng đỉnh, Bình Nhưỡng đã công bố một số biện pháp thực hiện thỏa thuận Mỹ - Triều, bao gồm tạm dừng các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, dỡ bỏ những cơ sở thử tên lửa đạn đạo và trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ tử trận trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Triều Tiên và Hàn Quốc đã và đang có những động thái tích cực nhằm hướng đến tuyên bố hòa bình giữa hai miền liên Triều và cho phép những gia đình ly tán của hai miền đoàn tụ.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì và gia tăng các biện pháp trừng phạt và coi đây là một phần sức ép để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Chính những động thái thiếu thiện chí trên đã làm Bình Nhưỡng phản ứng và bác bỏ mọi đề xuất của Mỹ nhằm khởi động tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên ít nhất là trong thời gian gần.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
09:57 26/11/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
09:55 26/11/2024
(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.
09:48 26/11/2024
(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.
09:45 26/11/2024
(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,