Tìm cách “cứu hạn”

Thứ Hai, ngày 06/06/2016 | 07:25

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Stimson tại thủ đô Washington DC (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo “Biến đổi khí hậu và hạn hán tại Việt Nam” thu hút nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của Mỹ để tìm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và “cứu hạn” cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đập thủy điện Tiểu Loan (Vân Nam, Trung Quốc).

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi quan điểm về một trong những thách thức lớn nhất mà khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải gánh chịu trong thời gian qua, đó là quản lý nguồn nước, xử lý hạn hán, ứng phó với những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và những căng thẳng leo thang trong khu vực liên quan tới nguồn nước.

Theo các học giả tham dự hội thảo, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua tại đồng bằng sông Cửu Long. Thứ nhất là đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của hiện tượng khí hậu El Nino. Việc hứng chịu El Nino, hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu, trong một thời gian dài đã khiến lượng mưa tại khu vực này sụt giảm đáng kể và dẫn tới khô hạn. Thứ hai là bắt nguồn từ tình trạng quản lý nguồn nước thiếu hiệu quả. Theo các chuyên gia, hệ thống thủy lợi và thủy điện tại khu vực này hoạt động không hiệu quả. Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, hai khu vực đóng vai trò là hệ thống trữ nước tự nhiên từ mùa mưa cho tới mùa khô, đã cạn kiệt nguồn nước do bị sử dụng quá mức cho hoạt động trồng lúa nước. Thứ ba là việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập thủy điện lớn tại thượng nguồn sông Mekong.

Về giải pháp cho thách thức mà Việt Nam cũng như các nước ở hạ nguồn sông Mekong đang phải đối mặt, giới học giả Mỹ cho rằng, các nước ở hạ nguồn sông Mekong nên đề nghị Trung Quốc thông báo kế hoạch xả nước cụ thể để có thể chủ động điều tiết nguồn nước. Bên cạnh đó, đồng bằng sông Cửu Long phải cải thiện vai trò trữ nước tự nhiên tại hai  khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng cách loại bỏ hệ thống đê bao ngăn lũ, qua đó giúp hai khu vực trữ nước này có đủ lượng nước ngọt sử dụng cho hoạt động tưới tiêu vào mùa khô và đẩy lùi nước mặn xâm nhập. Ngoài ra, các học giả cũng khuyến cáo đồng bằng sông Cửu Long đưa vào khai thác các loại giống cây trồng có khả năng chống chọi với điều kiện nước nhiễm mặn và đất ít dinh dưỡng kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Trước đây không lâu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam đã tổ chức một hội thảo với các đối tác phát triển và nhà tài trợ ứng phó khẩn cấp với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Trung bộ, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tại hội thảo, đại diện cho Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), ông Leocadio Sebastian cho rằng, xâm nhập mặn năm nay tăng do giảm dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong là chính chứ không phải nước biển dâng. Theo số liệu được Tổ chức Phi chính phủ International Rivers đưa ra, tính đến tháng 12 năm 2014, Trung Quốc đã xây dựng 7 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong và có kế hoạch xây dựng 21 đập nữa. Đó là chưa kể đến hàng chục dự án xây đập thủy điện khác của Thái Lan, Lào và Myanmar. Tính tổng cộng có tất cả 134 dự án xây đập thủy điện trên dòng sông Mekong, rất nhiều trong số đó là những con đập lớn nhất thế giới, như đập Nọa Trác Độ và đập Tiểu Loan có công suất 5.850 MW và 4.200 MW. Ngoài ra là hàng chục con đập khác với công suất trên 1.000 MW do Trung Quốc, Lào và Thái Lan xây dựng…

Theo các chuyên gia và học giả quốc tế, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang trở thành những vấn đề an ninh quốc gia không chỉ của Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trong khu vực.

TRUNG HƯNG tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...