Thứ Hai, ngày 14/03/2016 | 07:34
Sau nỗ lực ngoại giao của nhiều nước, đặc biệt là Nga và Mỹ, phần lớn người dân Syria vừa hưởng được không khí thanh bình kéo dài 2 tuần do thực hiện thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa chính phủ và các bên nổi dậy ở nước này. Đây được cho là cơ sở hiếm hoi để tiếp tục thực hiện các cuộc đàm phán giữa các bên đối địch nhằm tìm giải pháp hòa bình để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua gây nhiều mất mát, đau thương cho người dân ở quốc gia Trung Đông này.
Quang cảnh một cuộc đàm phán về Syria. Ảnh: AP
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời tại Syria do Nga và Mỹ đề xuất nhằm chấm dứt các hành động thù địch tại quốc gia này có hiệu lực từ ngày 27-2 vừa qua và có thời hạn thực thi trong 2 tuần. Theo các nhà phân tích, thỏa thuận ngừng bắn được các bên thực thi trong 2 tuần qua phần nào đã làm dịu diễn biến khủng hoảng tại Syria, tình hình tại quốc gia Trung Đông này đã được cải thiện. Mặc dù có những cáo buộc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của các bên, nhưng theo các nhà phân tích, thỏa thuận ngừng bắn cơ bản được thực thi đã tạo được sự tin tưởng về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria một cách triệt để. Nhà phân tích Sarkis Kassargian nhận định: “Đây là lần thứ ba các bên thực thi một nỗ lực ngừng bắn như vậy. Các bên chưa thể sẵn sàng dỡ bỏ những mối nghi ngờ lẫn nhau, song sự tin tưởng có thể được bồi đắp từng bước một. Các bên đều nhận thấy sự cần thiết phải tiếp tục một tiến trình chính trị tại Syria. Họ đều khẳng định cách duy nhất chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria là thông qua đối thoại và một giải pháp chính trị, chứ không phải sử dụng vũ lực”.
Cuộc đàm phán hòa bình về Syria do Liên Hiệp Quốc bảo trợ ban đầu dự kiến nối lại vào ngày 7-3 tại Geneva (Thụy Sĩ), nhưng sau đó tiếp tục bị hoãn lại do những nguyên nhân về kỹ thuật và hậu cần cũng như để thỏa thuận ngừng bắn được thực thi hiệu quả hơn.
Theo Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura, các cuộc đàm phán hòa bình về Syria bắt đầu khởi động vào ngày 14-3 tại Geneva và kéo dài khoảng 10 ngày. Cuộc đàm phán lần này sẽ tập trung vào việc xây dựng một chính phủ chuyển tiếp ở Syria, xúc tiến các cuộc bầu cử và tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới ở Syria. Vòng đàm phán đầu tiên về tình hình Syria vào năm 2014 đã thất bại, với điểm mấu chốt khó được các bên thống nhất là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các nhóm đối lập chính ở Syria tuyên bố tham gia đàm phán tại Geneva. Trong một tuyên bố, Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) gồm đại diện các lực lượng đối lập tại Syria, cho biết họ tham gia các cuộc đàm phán như một phần cam kết đối với các nỗ lực quốc tế, nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu và tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc chiến dai dẳng suốt 5 năm qua tại quốc gia Trung Đông này. Tuyên bố trên còn nhấn mạnh, không đặt bất cứ điều kiện tiên quyết nào trong đàm phán, song các bên phải tôn trọng lệnh ngừng bắn và các vấn đề về nhân đạo.
Đến nay, vấn đề tranh cãi chưa thể ngã ngũ trong các cuộc đàm phán chính là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người mà phương Tây cùng các quốc gia vùng Vịnh phản đối ông tham gia vào tiến trình chuyển tiếp chính trị. Trong khi đó, các nước đồng minh của Syria là Nga, Iran lại khẳng định rằng điều đó phải do chính người dân Syria quyết định thông qua bầu cử.
Theo Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura, vòng đàm phán này được dự báo là khó khăn khi khúc mắc lớn nhất giữa các bên hiện nay vẫn là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, việc các bên chấp nhận tham gia đàm phán để thảo luận những vấn đề gai góc nhất giải quyết về tình hình Syria đã cho thấy dấu hiệu tích cực về một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng tại Syria vốn đã kéo dài trong suốt 5 năm qua, khiến cho khoảng 270.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
TRUNG HƯNG tổng hợp
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
17:28 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.