Thứ Sáu, ngày 27/10/2023 | 07:56
Nhiều tín hiệu khả quan để Thụy Điển gia nhập NATO tạo điều kiện cho quốc gia này tăng cường sức mạnh quân sự.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Litva vào tháng 7-2023. Ảnh: Reuters
Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển lên Quốc hội nước này. Đây được xem là bước đi quan trọng để thông qua đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển.
Sau khi được Tổng thống Erdogan chuyển lên Quốc hội, dự luật về việc Thụy Điển gia nhập NATO sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Ủy ban Đối ngoại, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban này sẽ phải thông qua dự luật trước khi được chuyển tới toàn thể Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ để phê chuẩn. Như vậy, việc Thụy Điển xin gia nhập NATO chắc chắn sẽ qua ải của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi lẽ, khi đưa ra Quốc hội, nơi ông Erdogan và các đồng minh của ông chiếm đa số phiếu cần thiết để phê chuẩn việc gia nhập NATO của Thụy Điển.
Động thái “bật đèn xanh” này đã ngay lập tức được nhiều bên hoan nghênh. Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson ngay lập tức hoan nghênh bước đi mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ mở đường cho việc Thụy Điển sớm gia nhập NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson trong hội nghị gần nhất của NATO diễn ra gần đây đã nhấn mạnh: “Chúng tôi đã có một thỏa thuận tại Vilnius và chúng tôi đã thực hiện tất cả các điều khoản cũng như Biên bản ghi nhớ ba bên giữa Thụy Điển, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi mong chờ việc phê chuẩn cũng vì lý do đó, chứ không mong đợi bất kỳ yêu cầu mới nào. Tôi nghĩ hiện tại việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO vào mùa thu này là rất quan trọng”.
Phản ứng trước bước đi đầu tiên để Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê duyệt đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg kỳ vọng sẽ có một “cuộc bỏ phiếu nhanh chóng” tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ để Thụy Điển có thể sớm gia nhập NATO, có thể là tại cuộc họp tiếp theo của Ngoại trưởng các nước thành viên NATO vào ngày 28 và 29-11 tới.
Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cũng hoan nghênh quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhấn mạnh Mỹ mong dự luật được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sớm thông qua càng sớm càng tốt.
Trước đó, để giải thích cho việc phản đối Thụy Điển gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc quốc gia Bắc Âu này chưa xử lý triệt để vấn đề liên quan người Kurd, chủ yếu là các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là “khủng bố”. Tuy nhiên, kể từ khi nộp đơn xin làm thành viên NATO, Thụy Điển đã thắt chặt luật chống khủng bố và đồng thuận hợp tác chặt chẽ hơn với Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề an ninh. Từ đó đã tạo sự đồng thuận với Thổ Nhĩ Kỳ. Việc còn lại là Thụy Điển chỉ cần sự phê chuẩn của Quốc hội Hungary là hoàn tất tiến trình xin gia nhập NATO.
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Ngoại trưởng Hungary cho biết Quốc hội nước này dự kiến sẽ đưa ra quyết định trong những tháng tới.
Phần Lan và Thụy Điển cùng làm đơn xin gia nhập NATO vào năm ngoái, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Hiện tại Phần Lan đã trở thành thành viên chính thức thứ 31 của Liên minh này hồi tháng 4, nhưng Thụy Điển vẫn chưa được Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary chấp thuận do các nguyên nhân khác nhau.
Trong một động thái liên quan, hồi cuối tháng 9, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cũng đã lên tiếng hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary thúc đẩy quá trình phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển bị đình trệ bấy lâu nay.
Như vậy, tiến trình xin gia nhập NATO của Thụy Điển đã vượt qua hết các rào cản lớn, việc còn lại chỉ là thời gian sớm hay muộn để quốc gia Bắc Âu này về đích. Đây là điều kiện để Thụy Điển tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với những tình huống phức tạp đã và đang diễn ra ở châu lục này.
HN tổng hợp
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:13 24/04/2025
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
11:17 10/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.
10:12 10/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 9-5, Liên đoàn Lao động thị xã Long Mỹ tổ chức Lễ ra mắt Nghiệp đoàn dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở phường Thuận An.
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,