Tranh chấp biên giới “phủ bóng đen” lên quan hệ Ấn – Trung

Thứ Tư, ngày 24/08/2022 | 07:32

Tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã “phủ bóng đen” lên quan hệ hai quốc gia đông dân nhất trên Trái đất này vẫn chưa có hồi kết.

Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí cùng nhau duy trì ổn định trên thực địa và tránh bất kỳ sự cố mới nào ở khu vực Đông Ladakh. Nguồn: National Herald India

Mới đây, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho rằng, việc Trung Quốc coi thường thỏa thuận biên giới và sự bế tắc tại thung lũng Galwan đã “phủ bóng đen” lên quan hệ Ấn - Trung.

Ông S.Jaishankar cho biết: “Chúng ta có những thỏa thuận với Trung Quốc từ những năm 1990, trong đó có nội dung về cấm đưa quân số đông tới khu vực biên giới này. Tuy nhiên, họ (Trung Quốc) đã coi thường thỏa thuận đó. Vấn đề này đã không được giải quyết và thực trạng đó rõ ràng đang “phủ bóng đen” lên mối quan hệ song phương”.

Ông S.Jaishankar nhấn mạnh: “Họ là láng giềng của chúng ta. Mọi người đều muốn hòa thuận với hàng xóm. Tuy nhiên, mọi người chỉ có thể hòa hợp trong điều kiện hợp lý. Hai bên phải tôn trọng lẫn nhau”. Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết thêm, mối quan hệ lâu dài không thể là con đường một chiều và các bên cần tôn trọng lẫn nhau để duy trì liên kết đó.

Tuần trước tại Bangkok (Thái Lan), Ngoại trưởng Ấn Độ S.Jaishankar tuyên bố mối quan hệ Ấn - Trung đang trải qua “giai đoạn cực kỳ khó khăn” sau những gì Bắc Kinh đã làm ở khu vực biên giới chung. Đồng thời, ông khẳng định rằng một Thế kỷ châu Á sẽ không trở thành hiện thực nếu hai quốc gia láng giềng này không cùng chung tay.

Trong một động thái liên quan, hãng thông tấn ANI rằng, nước này và Trung Quốc nhiều khả năng thiết lập đường dây nóng giữa các lực lượng không quân nhằm ngăn chặn nguy cơ leo thang căng thẳng và để trực tiếp thảo luận các vấn đề về biên giới chung. Các cuộc thảo luận về vấn đề này diễn ra trong bối cảnh không quân Trung Quốc gần đây tiến hành các hoạt động ở Đông Ladakh.

Vấn đề tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ là câu chuyện dài chưa có hồi kết. Hơn 30 năm qua, tình hình căng thẳng ở biên giới giữa Trung - Ấn diễn ra gay gắt, thậm chí là xảy ra xung đột đẫm máu, vào năm 2013, 2014, 2017 và 2019. Đây là rào cản phá hoại hòa bình và ổn định ở biên giới hai nước.

Đáng quan ngại là mặc dù thời gian qua, Bắc Kinh và New Delhi liên tục xúc tiến đàm phán hòa bình nhưng cùng lúc cả hai đều tiến hành xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng dọc biên giới. Hai bên hiện vẫn tiếp tục duy trì hơn 50.000 binh lính mỗi bên, cùng với vũ khí hạng nặng dọc biên giới, bất chấp nhiều vòng đàm phán ngoại giao và quân sự. Đây là bước chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh quy mô lớn nếu căng thẳng gia tăng.

Trong quá khứ, Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc ngay từ năm 1950, cắt đứt quan hệ với Đài Loan, ủng hộ Trung Quốc thay Đài Loan (Trung Quốc) ở Liên Hiệp Quốc và sau đó liên tục ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”. Mãi đến năm 1995, Ấn Độ mới lập văn phòng đại diện tại Đài Bắc và luôn chú ý duy trì quan hệ này ở cấp độ thấp để tránh phật lòng Bắc Kinh.

Ông Raja Mohan, giáo sư thỉnh giảng của Viện Nghiên cứu Nam Á (ISAS) thuộc Đại học Quốc gia Singapore, chuyên gia tại Viện Chính sách Xã hội châu Á New Delhi (Ấn Độ), cho rằng: “Kể từ năm 2010, Ấn Độ đã tránh sử dụng thuật ngữ “Một Trung Quốc” trong các tuyên bố song phương nhằm tìm kiếm sự có đi có lại. Đằng sau việc từ chối đề cập trực tiếp cụm từ “Một Trung Quốc” ẩn giấu sự thay đổi tương đối về lập trường của New Delhi”.

Về vấn đề Đài Loan, ông Mohan cho rằng, New Delhi và nhà cầm quyền Đài Bắc có lẽ đang muốn tạo một đối trọng ổn định ở châu Á để hạn chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cả hai dường như tìm cách tăng cường hợp tác an ninh với Washington và các đồng minh của Mỹ.

Chính những động thái gần đây của hai phía đã khiến lời giải cho bài toán tranh chấp biên giới Trung - Ấn đã khó nay càng khó hơn.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.