Thứ Ba, ngày 22/03/2022 | 09:45
Xung đột Nga - Ukraine đang ở một giai đoạn phức tạp, khi đàm phán ngày càng căng thẳng và giao tranh dường như vẫn khốc liệt.
Người tị nạn Ukraine xếp hàng chờ lấy số nhận dạng quốc gia Ba Lan (PESEL) ở thủ đô Warsaw hôm 19-3. Ảnh: REUTERS
Xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn ra gay gắt giữa lúc các cuộc đàm phán hòa bình được tiến hành. Theo giới chuyên gia, Nga và Ukraine hiện vẫn chưa sẵn sàng cho một bước đột phá và điều này có thể khiến cuộc xung đột kéo dài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không từ bỏ chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi các yêu cầu chính của Nga được đáp ứng, bao gồm “phi quân sự hóa”, “phi phát xít hóa” Ukraine và trạng thái trung lập của Kiev.
Tổng thống Vladimir Putin cũng kêu gọi Kiev công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga, cũng như công nhận sự độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (2 khu vực ly khai gọi chung là Donbass ở miền Đông Ukraine).
Bình luận về các yêu cầu của Nga, trong đó có việc công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga và công nhận độc lập cho các khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Zelensky nêu rõ, đây là những thỏa hiệp mà “Ukraine không sẵn sàng chấp nhận với tư cách là một quốc gia độc lập”.
“Bất cứ thỏa hiệp nào liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của chúng tôi đều không thể được thực hiện”, ông Zelensky khẳng định, đồng thời lưu ý “các ông không thể khiến tổng thống của một quốc gia công nhận bất cứ điều gì bằng cách sử dụng vũ lực”.
Chuyên gia Alyona Hetmanchuk của Trung tâm châu Âu mới (trụ sở Kiev - Ukraine) nhận xét với đài Deutsche Welle (DW) rằng xung đột Nga - Ukraine đang ở một giai đoạn phức tạp, khi đàm phán ngày càng căng thẳng và giao tranh vẫn khốc liệt.
Theo bà Hetmanchuk, từ bỏ mong muốn gia nhập NATO là “nhượng bộ lớn nhất” mà Ukraine có thể đưa ra và đối với quốc gia này, việc chấp nhận yêu cầu của Nga về Crimea và Donbass “chẳng khác nào đầu hàng”.
Bà Hetmanchuk dự đoán các cuộc đàm phán sẽ không thành công nhưng chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình hình nhân đạo. Theo Liên Hiệp Quốc, từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24-2, hơn 3 triệu người, trong đó có hơn 1,5 triệu trẻ em, đã chạy sang các nước láng giềng xin tị nạn.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 20-3 cho biết, Ukraine và Nga sắp đạt được thỏa thuận về các vấn đề “quan trọng” và Ankara tin rằng một lệnh ngừng bắn sẽ có thể đạt được với điều kiện không bên nào thoái lui trong các cuộc đàm phán.
Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Hurriyet, ông Mevlut, Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin cho biết, Nga và Ukraine đang tiến gần quan điểm về 4 vấn đề chính, trong đó có “lằn ranh đỏ” của Nga về việc Ukraine cam kết không gia nhập NATO, phi quân sự hóa Ukraine và bảo vệ ngôn ngữ Nga.
Tờ Ukrayinska Pravda (Ukraine) đưa tin, các phái đoàn của Nga và Ukraine nối lại cuộc đàm phán trực tuyến vào hôm 21-3. Mặc dù Nga và Ukraine đã xích lại gần nhau hơn về lập trường đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay, song vẫn còn những vấn đề khó thỏa hiệp giữa hai bên. Các phái đoàn đàm phán của Nga và Ukraine đã tổ chức nhiều vòng đàm phán kể từ khi bắt đầu xảy ra xung đột vào ngày 24-2. Các cuộc đàm phán vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể nào, ngoại trừ việc Kiev và Matxcơva đồng ý về việc tổ chức các hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi các khu vực giao tranh.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
06:00 24/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.
20:00 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.