Thứ Sáu, ngày 10/08/2018 | 08:02
Ngay sau khi áp đặt một loạt đòn trừng phạt nhằm vào Iran vào ngày 7-8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đi nước cờ “độc” đối với Tehran.
Mỹ vẫn đang kiên định với chiến lược gây càng nhiều sức ép về kinh tế và ngoại giao với Iran càng tốt. Nguồn: DAILYSTAR
Vài giờ sau khi các lệnh trừng phạt Iran có hiệu lực, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo những nước còn giao thương với Tehran. Trong dòng trạng thái đăng tải trên trang mạng cá nhân Twitter, Tổng thống Donald Trump viết: “Các lệnh trừng phạt chống Iran đã chính thức có hiệu lực. Đây là các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất và tháng 11-2018 sẽ được nâng lên một cấp độ mới. Bất kỳ ai giao dịch thương mại với Iran cũng đồng nghĩa với việc sẽ không làm ăn với nước Mỹ”.
Tuyên bố của ông Trump vô hình trung đã chặn đứng giao dịch kinh tế của Iran với các nước, đồng thời như gáo nước lạnh đổ vào các quốc gia liên quan. Nước cờ “độc” này đã làm khó không chỉ đối với Tehran mà còn gây bất bình với nhiều quốc gia.
Thực chất của tuyên bố trên nhằm vào Nga và các nước châu Âu muốn bảo vệ thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức) đã ký vào năm 2015 còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Những biện pháp của Mỹ đã không khỏi khiến nhiều nước tức giận, trong đó có Nga. Matxcơva khẳng định sẽ làm mọi việc cần thiết nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân và rằng cộng đồng quốc tế sẽ không để bị buộc phải chấp nhận hy sinh các thành quả ngoại giao đa phương vì những tham vọng của Mỹ.
Những nước châu Âu từng tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân cũng đồng thuận với Nga và khẳng định quyết tâm cứu vãn văn kiện và bảo vệ các hoạt động kinh tế hợp pháp với Iran. Như một minh chứng, mới đây Liên minh châu Âu (EU) đã kích hoạt một điều luật theo hướng này.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini cho biết: “Thỏa thuận hạt nhân gồm 2 phần: Iran từ bỏ chương trình hạt nhân và cộng đồng quốc tế khôi phục các quan hệ thương mại và kinh tế với Iran. Điều thứ 2 này cần phải được duy trì nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu thứ nhất và hơn hết muốn Iran thực hiện đầy đủ các cam kết của mình”.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của JCPOA như một trong những thành tựu ngoại giao then chốt trong những năm gần đây. Đồng thời khẳng định, LHQ sẽ tiếp tục ủng hộ việc thực thi thỏa thuận hạt nhân trên.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nhấn mạnh JCPOA là thỏa thuận “khả thi nhất” và “có thể đạt được” để xóa tan những quan ngại của phương Tây về Iran. Anh thực sự khuyến khích Mỹ bắt đầu đối thoại với các đối tác và Iran để có thể tìm kiếm lộ trình tiếp theo.
Về phía Iran, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã chỉ trích Mỹ đang phát động “một cuộc chiến tranh tâm lý”, đồng thời bác bỏ mọi cuộc đàm phán về một thỏa thuận mới theo yêu cầu của nước này. Ông Rouhani đã cáo buộc Mỹ đang tìm cách chia rẽ người dân Iran. Ông đồng thời cho rằng, sẽ là “điên rồ” nếu chấp nhận đàm phán với Mỹ dưới sức ép của các lệnh trừng phạt mà theo ông là đang nhằm vào “các trẻ em Iran, những người bệnh và toàn dân tộc Iran”.
Theo chuyên gia Ali Vaez, thuộc Nhóm khủng hoảng quốc tế, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và khôi phục các lệnh trừng phạt chống Iran là một trong những sai lầm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ cuộc chiến tranh tại Iraq.
Mặt khác, việc cấm đoán các quốc gia liên quan duy trì JCPOA và giao thương với Iran đã làm mất lòng với nhiều nước. Điều này sẽ gia tăng căng thẳng giữa Mỹ với Nga và EU. Nếu tình huống này xảy ra chắc chắn các nước sẽ trả đũa và như vậy bất lợi lớn nhất vẫn thuộc về Washington.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
09:57 26/11/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
09:55 26/11/2024
(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.
09:48 26/11/2024
(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.
09:45 26/11/2024
(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,