Thứ Hai, ngày 26/04/2021 | 06:55
Trung Quốc vừa chỉ trích Australia sau quyết định hủy bỏ thỏa thuận thuộc sáng kiến Vành đai - Con đường, và tuyên bố sẽ có các biện pháp đáp trả khiến Australia “tê liệt”.
Mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Australia đang trở nên căng thẳng thời gian gần đây. Ảnh: TND
Hãng tin ANI cho biết quyết định được Australia công bố ngày 21-4. Theo đó, chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison đã hủy bỏ thỏa thuận do bang Victoria và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ký ngày 8-10-2018. Canberra cũng hủy bỏ một thỏa thuận khung được ký giữa 2 bên vào ngày 23-10-2019.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne nói rằng thỏa thuận BRI với Trung Quốc bị hủy dựa trên luật mới của nước này. Cụ thể, chính phủ liên bang được yêu cầu hủy bỏ các thỏa thuận mà bang, vùng lãnh thổ, chính quyền địa phương và các trường đại học ký kết với chính phủ nước ngoài nếu chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia của Australia, theo báo The Sydney Morning Herald (SMH).
Báo cáo của SMH cho biết chính quyền Thủ tướng Morrison và các chuyên gia an ninh quốc gia Australia lo ngại Trung Quốc sử dụng thỏa thuận với bang Victoria làm mục đích tuyên truyền rằng bang này đã phá vỡ chính sách về Trung Quốc của Australia. Họ cũng sợ Bắc Kinh dùng BRI như “bẫy nợ” cho các nước nghèo hơn và làm giảm ảnh hưởng của Australia trong khu vực.
Thỏa thuận đã bị hủy bỏ sau khi chính phủ của Thủ tướng Morrison tuyên bố thỏa thuận không đáp ứng được các yêu cầu về lợi ích quốc gia.
Động thái hủy bỏ thỏa thuận đã khiến Bắc Kinh tức giận. Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng điều này có thể khiến mối quan hệ vốn đã xấu đi giữa hai quốc gia trở nên tồi tệ hơn.
“Chúng tôi bày tỏ sự không hài lòng và kiên quyết phản đối việc Ngoại trưởng Australia tuyên bố hủy bỏ Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai - Con đường và Thỏa thuận khung liên quan giữa phía Trung Quốc và chính quyền bang Victoria”, Người phát ngôn cho biết.
“Đây là một động thái vô lý và khiêu khích khác mà Australia thực hiện đối với Trung Quốc và càng cho thấy Chính phủ Australia không có sự chân thành trong việc cải thiện quan hệ Trung Quốc - Australia”.
Tờ Thời báo Hoàn cầu cũng đã cho đăng tải một bài bình luận có giọng điệu chỉ trích mạnh mẽ, mô tả quyết định này là “một hành động khiêu khích vô lý và có chủ ý chống lại Trung Quốc” và thề sẽ trả đũa - bao gồm cả “các biện pháp đối phó có khả năng làm Australia tê liệt”.
Canberra đang thực hiện một cuộc tấn công tự sát nhằm vào không chỉ Trung Quốc mà còn cả các lợi ích kinh tế của chính mình, bài báo viết.
Tờ Thời báo Hoàn cầu cũng mô tả nước Australia “không hơn gì một phụ tá bé nhỏ của Mỹ”.
“Với việc hủy bỏ các thỏa thuận BRI, Canberra một lần nữa nói thẳng rằng họ không có ý định xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc; thay vào đó, tiếp tục tìm cách đầu độc quan hệ hợp tác song phương với đối tác thương mại lớn nhất của mình”, bài viết khẳng định.
Bài báo cũng tiếp tục cảnh báo về các biện pháp đã được thực hiện chống lại các doanh nghiệp Australia, bao gồm “các nhà sản xuất rượu, nông dân và xuất khẩu thủy sản” vốn “đã bị thiệt hại do quan hệ song phương đi xuống.
Quan hệ Australia - Trung Quốc đi xuống kể từ tháng 4 năm ngoái sau khi Canberra khiến Bắc Kinh tức giận vì đề xuất một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Australia và Trung Quốc còn dính vào cuộc chiến thương mại. Bắc Kinh đã áp dụng một số hạn chế lên tới hàng tỉ USD đối với hàng xuất khẩu của Canberra, bao gồm thịt bò, lúa mạch và rượu vang với lý do bán phá giá và vi phạm thương mại.
Trung Quốc cũng đã cấm nhập khẩu (không chính thức) than, đường, lúa mạch, tôm hùm, rượu, đồng và gỗ của Australia từ tháng 11-2020, đồng thời áp thuế chống bán phá giá đối với lúa mạch.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
14:58 24/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
14:56 24/11/2024
Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
14:52 24/11/2024
(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
14:51 24/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.