Trung Quốc gian nan chống ô nhiễm

Thứ Hai, ngày 12/02/2018 | 08:26

2018 được xác định là năm then chốt trong việc thực hiện “Kế hoạch hành động phòng ngừa xử lý ô nhiễm không khí” của Trung Quốc.

Theo “Kế hoạch hành động phòng ngừa xử lý ô nhiễm không khí” của Chính phủ Trung Quốc, hàng loạt các địa phương như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thạch Gia Trang... đều phải đưa ra các quy định cụ thể lượng hóa đối với việc dùng khí thiên nhiên sưởi ấm thay thế than đá. Hơn 3 triệu hộ gia đình khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc buộc phải thay thế các lò sưởi bằng than bằng hệ thống sưởi ấm bằng khí. Chỉ tính riêng tỉnh Hà Bắc, chính sách mới của chính quyền đã buộc hơn 2 triệu hộ phải lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng khí, cùng với đó là nhu cầu tăng 2 tỉ m3 khí đốt trong mùa Đông năm nay.

Nhiều thành phố của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng.  Ảnh: DAILY SIGNAL

Theo thông tin của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC - đơn vị cung cấp 70% lượng khí đốt cho khu vực miền Bắc Trung Quốc cho biết, không chỉ nhu cầu khí đốt sưởi ấm dân sinh tăng đột biến mà nhu cầu khí thiên nhiên dùng cho công nghiệp cũng tăng mạnh.

4 ngành công nghiệp bao gồm cung cấp khí sưởi ấm, phát điện, hóa chất và khai khoáng cũng tăng thêm 20% nhu cầu khí thiên nhiên. Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc dự tính nhu cầu khí thiên nhiên của Trung Quốc năm nay sẽ vượt mức 230 tỉ m3 khí.

Trong khi đó tổng lượng khai thác khí thiên nhiên tại bốn mỏ khai thác lớn của Trung Quốc như Talimu, Trường Khánh, Thanh Hải, Xuyên Dư hiện đạt mức 100 tỉ m3 và đã xấp xỉ đạt mức tối đa, trong khi đó lượng khí nhập khẩu qua các đường ống Trung Á, Trung - Myanmar cũng chỉ cung cấp được khoảng 50 tỉ m3. Có thể thấy lượng khí thiên nhiên thiếu hụt của Trung Quốc là rất lớn.

Ngoài việc thiếu hụt về số lượng thì giá thành cũng là một rào cản khiến người dân khu vực nông thôn khó tiếp cận, tháng 11-2017 giá khí thiên nhiên chỉ vào khoảng 4.000 nhân dân tệ (khoảng 14 triệu đồng)/tấn thì cuối tháng 12-2017 đã tăng lên 12.000 nhân dân tệ (khoảng 42 triệu đồng)/tấn. Một số nơi như Ngân Xuyên, Bắc Kinh, Hà Nam, khí hóa lỏng LNG còn vượt mốc kỷ lục.

Nhằm xử lý nhu cầu trước mắt, hiện tại 4 mỏ khai thác khí của Trung Quốc đang tăng tốc hết công suất, đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn nhập khẩu từ bên ngoài. Bộ Bảo vệ tài nguyên môi trường cũng đã phát đi công văn khẩn đối với “2+26” thành phố khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc yêu cầu đặt nhiệm vụ cung cấp sưởi cho người dân lên mục tiêu đầu tiên, đối với những khu vực chưa lắp đặt được hệ thống khí thay than, điện thay than thì tiếp tục cho người dân sử dụng than để sưởi ấm.

Qua nhiều nỗ lực, Trung Quốc đang thành công trong cuộc chiến chống ô nhiễm, đặc biệt tại khu vực thủ đô Bắc Kinh. Ở thời điểm quý IV/2017, chỉ số PM10 (hạt bụi lơ lửng đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet, có thể chui vào phổi) và PM2.5 (hạt bụi lơ lửng đường kính từ 2,5 micromet trở xuống, độc tính mạnh hơn PM10) tại thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thiên Tân và 26 thành phố phụ cận đã giảm đến 33% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh Đông Á.

Riêng chỉ số hạt bụi ô nhiễm PM2.5 tại thủ đô Bắc Kinh giảm 54%. Chỉ số này đã giảm sau khi vào năm ngoái Chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách buộc hàng triệu doanh nghiệp và hộ gia đình chuyển từ dùng than đá sang khí đốt tự nhiên.

Việc chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên thay cho than đá trong cả cuộc sống người dân lẫn sản xuất công nghiệp là một phần trong chiến dịch làm sạch bầu khí quyển tại các thành phố của Trung Quốc. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng đang rất cố gắng đóng cửa những nhà máy thép, hầm mỏ khai thác than đá và nhà máy sản xuất nhôm công nghệ lạc hậu. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Trung Quốc đã có lại bầu trời xanh thế nhưng lại đối diện với tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên, không ít hộ gia đình gặp khó và nhà máy phải đóng cửa.

Như vậy, cuộc chiến giành lại bầu trời xanh của Trung Quốc sẽ không thể hoàn tất trong thời gian một sớm một chiều, những nhiệm vụ tiếp theo cũng sẽ còn vô cùng vất vả khi mà thói quen tiêu dùng của người dân, năng lực cung cấp của Chính phủ còn tồn tại nhiều hạn chế.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...