Trung Quốc: Lũ lụt dữ dội đe dọa đập Tam Hiệp

Thứ Ba, ngày 30/06/2020 | 06:39

Tờ Nhân dân Nhật báo vừa đưa tin các trận mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ lụt khiến 2/3 trong số các khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc bị thiệt hại, thậm chí gây áp lực lên đập Tam Hiệp.

Lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc. Ảnh: WEIBO

Kể từ đầu tháng 6, 5 đợt mưa lớn đã ảnh hưởng tới ít nhất 13,74 triệu người tại 26 tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc. Đặc biệt, siêu đô thị Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất trong hơn 2 thập kỷ trở lại đây. Đáng lo ngại, mưa lớn dự kiến tiếp tục rơi ở Trung Quốc vào tuần này.

Theo ước tính của lực lượng cứu hỏa quốc gia, trận lũ mới nhất gây ra thiệt hại kinh tế ước tính hơn 27,8 tỉ nhân dân tệ (3,8 tỉ USD).

Lũ lụt tồi tệ nhất xảy ra ở Trung Quốc trong những năm gần đây là vào năm 1998 khi hơn 2.000 người chết và gần 3 triệu ngôi nhà bị phá hủy. Riêng miền Tây Nam Trung Quốc đang chứng kiến trận lụt tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua, bao gồm TP.Trùng Khánh. Điều này kéo theo mối đe dọa đối với đập Tam Hiệp do thượng nguồn của con đập này bị ảnh hưởng nặng nhất kể từ năm 1940.

Trang Taiwan News (Đài Loan) cho biết, Cơ quan Thời tiết Trung Quốc đã đưa ra mức cảnh báo cao nhất về lũ lụt và mưa lớn cho vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử đến Quý Châu. Đập Tam Hiệp dự kiến phải đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2003.

Nhà thủy văn học Wang Weiluo nghi ngờ khả năng con đập có thể trụ được sau khi ghi nhận các vết nứt và bê tông xây dựng không đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, Hoàn cầu Thời báo cho rằng báo chí phương Tây đã thổi phồng sự việc. Báo này dẫn lời ông Quách Tốn, thuộc Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, rằng đập Tam Hiệp có khả năng chứa nước lớn hơn nhiều so với những gì được thấy trong hiện tại.

Theo ông Quách, đập được thiết kế để chịu được mực nước là 175m hoặc chịu được dòng chảy lên tới 70.000 m3/giây. Hiện mực nước ở mức 147m và 26.500 m3/giây hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn của con đập.

Đập Tam Hiệp nằm chắn ngang sông Dương Tử (con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 trên thế giới) tại thị trấn Tam Đẩu Bình thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh miền Trung Hồ Bắc.

Theo Bách khoa toàn thư Britannica, ngay từ những năm 1920, các lãnh đạo nước này lần đầu tiên đã thảo luận về ý tưởng xây dựng một đập thủy điện khổng lồ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Song, mãi đến năm 1955, việc lập kế hoạch chi tiết cho dự án đập Tam Hiệp mới chính thức được xúc tiến.

Giống như việc xây dựng nhiều đập thủy điện khác, dự án đập Tam Hiệp cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều cả trong và ngoài Trung Quốc. Những người đề xuất và ủng hộ dự án khăng khăng rằng, đập Tam Hiệp sẽ giúp kiểm soát ngập lụt nghiêm trọng dọc sông Dương Tử, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội địa và cung cấp phần lớn nguồn điện năng thiết yếu cho miền Trung Trung Quốc.

Tuy nhiên, những người phản đối đề cập đến hàng loạt vấn đề có thể nảy sinh từ dự án, như nguy cơ vỡ đập; việc phải di dời khoảng 1,3 triệu dân (phe chỉ trích khẳng định con số thực tế lên đến 1,9 triệu dân) khỏi hơn 1.500 thành phố, thị trấn và làng mạc dọc theo sông Dương Tử vì mực nước dâng cao; việc phá hủy cảnh quan tráng lệ, vô số địa điểm kiến trúc có giá trị khảo cổ học và văn hóa cũng như các tác động tiêu cực khác tới môi trường.

Dự án đã gặp nhiều điều tiếng vì các bê bối. Một số hạng mục trong dự án có chất lượng thấp đến mức Thủ tướng Chu Dung Cơ năm 1999 đã phải ra lệnh phá đi xây lại. Tháng 1-2000, các thành viên thuộc Ủy ban tái định cư Tam Hiệp cũng bị bắt vì tội tham ô các quỹ của chương trình tái định cư cho người dân phải di dời.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chặt chẽ từ cơ sở

08:21 25/11/2024

Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.

“An toàn thực phẩm” 2024: Khuyến khích người dân quan tâm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

08:18 25/11/2024

Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp giúp giảm nghèo hiệu quả

08:18 25/11/2024

Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.