Thứ Năm, ngày 21/07/2022 | 11:20
Mặc dù đã có quyền tổng thống và bộ máy chính quyền mới nhưng Sri Lanka vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng nghiêm trọng vì nhiều lý do.
Binh sĩ được triển khai giữ trật tự tại Colombo, Sri Lanka, ngày 13-7. Nguồn: AFP
Quyền Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết, chính phủ tiền nhiệm ở nước này đã che giấu sự thật về cuộc khủng hoảng tài chính làm tê liệt Sri Lanka. Theo đó, mặc dù chính phủ của cựu lãnh đạo Gotabaya Rajapaksa không nói ra sự thật nhưng trên thực tế Sri Lanka đã phá sản mà không lối thoát.
Từ thực tế trên, hôm 18-7, ông Ranil Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong nỗ lực giải quyết tình trạng bất ổn xã hội cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tại quốc gia Nam Á này. Thông báo nêu rõ đây là biện pháp “phù hợp, vì lợi ích an ninh công cộng, bảo vệ trật tự công cộng cũng như duy trì các nguồn cung ứng và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của cộng đồng”.
Ông Wickremesinghe đang chạy đua để trở thành Tổng thống tiếp theo của Sri Lanka. Ông đang nhận được sự ủng hộ của đảng cầm quyền Podujana Peramuna nhưng sẽ phải đối mặt với ít nhất 3 ứng viên khác.
Chính yếu tố này đã khiến ông đã mạnh dạn tuyên bố: “Chúng ta phải vươn lên bằng nỗ lực của bản thân. Chúng ta không cần 5 năm hay 10 năm nữa. Cuối năm sau, chúng ta hãy bắt đầu ổn định và chắc chắn là tới 2024, Sri Lanka sẽ có một nền kinh tế vận hành và bắt đầu phát triển”.
Theo kế hoạch, Quốc hội Sri Lanka sẽ bầu ra nhà lãnh đạo mới. Theo hiến pháp Sri Lanka, Thủ tướng Wickremesinghe sẽ là quyền Tổng thống cho đến khi Quốc hội bầu được một nghị sĩ kế nhiệm ông Rajapaksa trong phần còn lại của nhiệm kỳ hiện nay.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ không nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây. Tình hình trên dẫn đến các cuộc biểu tình ở Sri Lanka kéo dài suốt nhiều tháng.
Từ tháng 4-2022, Sri Lanka đã lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng đi kèm với thiếu điện, thiếu lương thực, xăng dầu và nhiều nhu yếu phẩm cần thiết khác. Từ đó đến nay, quốc gia này liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình và đụng độ đòi Tổng thống và Thủ tướng từ chức, lập lại chính quyền mới. Người biểu tình đã tấn công và chiếm cả dinh thự Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe buộc hai ông này từ chức. Sau khi chạy ra nước ngoài và tuyên bố từ chức, ông Rajapaksa quyết định bổ nhiệm Thủ tướng Wickremesinghe làm quyền tổng thống. Wickremesinghe nhanh chóng tiếp nhận quyền lực mới và ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mà không đề cập gì đến cam kết rút lui trước đó.
Tuy nhiên, Nishan de Mel, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Verite, trụ sở tại thủ đô Colombo, Sri Lanka, khẳng định: “Tỷ lệ tín nhiệm của các lãnh đạo Sri Lanka luôn rất thấp trong hơn 6 tháng gần đây, đồng nghĩa họ đã đánh mất uy tín. Họ chỉ đồng ý từ chức sau các cuộc biểu tình lớn vừa qua. Khi người biểu tình trở về nhà, chưa lá đơn nào được nộp”. Điều này đang làm dấy lên câu hỏi liệu Tổng thống Rajapaksa và Thủ tướng Wickremesinghe có thực sự muốn rút lui theo yêu cầu của người biểu tình, hay chỉ đang trì hoãn, kéo dài thời gian phục vụ các tính toán chính trị của mình.
Giới quan sát cho rằng, cho dù hệ thống chính trị có thay đổi thì Sri Lanka vẫn chưa thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng không lối thoát trong thời gian ngắn. Bởi lẽ, ngoài uy tín của chính phủ bị suy giảm, kinh tế quốc gia Nam Á này cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn. Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka cũng cần đến những thay đổi sâu rộng như với hệ thống chính trị, đó là nhận định chung của các chuyên gia.
Ngày 20-7, Quốc hội Sri Lanka gồm 225 thành viên tiến hành bầu tổng thống mới thay thế ông Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước và thông báo từ chức hồi tuần trước. Kết quả bầu cử sẽ được công bố trong nay mai. Tổng thống mới sẽ phục vụ trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của ông Rajapaksa tới tháng 11-2024. |
HN tổng hợp
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
19:33 10/04/2025
Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.
05:44 10/04/2025
Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.
18:22 08/04/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.
07:11 08/04/2025
Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.
07:05 21/04/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.
06:07 21/04/2025
Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.
06:06 21/04/2025
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.
06:03 21/04/2025
Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.