Thứ Năm, ngày 24/04/2025 | 08:13
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Điều này khiến bất lợi đang đè nặng lên Kiev.
Mỹ dần mất kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Ảnh minh họa: GETTY
Giữa lúc giới chức Mỹ tiếp tục có những nỗ lực thúc đẩy Nga và Ukraine thực thi lệnh ngừng bắn thì 5 vùng thuộc Ukraine nhưng đã sáp nhập vào Nga gồm bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga vào năm 2014 và 4 vùng Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Luhansk sáp nhập vào Nga sau trưng cầu dân ý vào tháng 10-2022 đã trở thành tâm điểm trong đàm phán. Ngoài ra, phía Nga tiếp tục đưa ra các yêu cầu với Ukraine như không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thu hẹp quy mô quân đội. Phía Nga còn yêu cầu Ukraine thay đổi người lãnh đạo đất nước.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff đã nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, quyền sở hữu của Nga đối với các khu vực đã sáp nhập sẽ là cách nhanh nhất để có được một thỏa thuận ngừng bắn. Ông Witkoff cũng nhấn mạnh tới việc người dân ở các vùng này đã tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ lại có quan điểm đối lập.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, nước này hiện sẵn sàng đàm phán ngừng bắn nhưng sẽ không công nhận 5 khu vực trên thuộc Nga. Tuy nhiên, quan điểm này đã có chút thay đổi trong năm nay, khi ông Zelensky cho hay, ông có thể chấp nhận sự kiểm soát tạm thời của Nga ở những khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga, nhưng Ukraine sẽ không từ bỏ tuyên bố chủ quyền hợp pháp với các vùng đất đó.
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần yêu cầu quốc tế công nhận 5 khu vực ở Ukraine đã sáp nhập vào Nga, đồng thời nêu điều kiện binh sĩ Ukraine rút hoàn toàn khỏi các vùng này như một phần của các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.
Hiện Nga đang kiểm soát 20% lãnh thổ Ukraine. Trong đó, theo Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW), Nga kiểm soát 99% vùng Luhansk, 66% Donetsk và 73% diện tích của Zaporizhzhia và Kherson. Các lực lượng Kiev vẫn đang nắm quyền kiểm soát một số địa điểm ở Zaporizhzhia và Kherson, bao gồm cả thủ phủ của những khu vực này. ISW nhận định, trong ngắn hạn, Nga dường như không thể giành nốt kiểm soát các vị trí còn lại từ tay quân đội Ukraine ở 4 khu vực trên. Theo cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Razumkov tại Kiev công bố hôm 20-3, chỉ 8% người dân Ukraine ủng hộ quan điểm binh sĩ Ukraine phải rút toàn bộ khỏi Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia để chấm dứt xung đột với nước láng giềng. Chưa tới 5% sẵn sàng công nhận những khu vực này thuộc Nga.
Thực tế, bán đảo Crimea, Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Luhansk rất quan trọng trong các cuộc hòa đàm Nga -Ukraine. Đối với Ukraine, từ bỏ lãnh thổ là “giới hạn đỏ” mà Kiev sẽ không vượt qua khi thương lượng. Các khu vực ở miền Đông và Nam Ukraine mà Nga đang muốn kiểm soát lâu nay là xương sống trong ngành công nghiệp của Ukraine. Đây là nơi tập trung các nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng cùng cơ sở kỹ thuật liên quan tới hoạt động thương mại toàn cầu trước khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào tháng 2-2022.
Một lý do khác khiến Nga muốn kiểm soát Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Luhansk là những khu vực này tạo thành tuyến đường bộ mang giá trị chiến lược, nối bán đảo Crimea với phần đất liền Nga. Hiện tại, con đường duy nhất nối Crimea với lãnh thổ Nga là qua cầu Kerch hay còn gọi là cầu Crimea, dài 19km. Công trình này từng nhiều lần bị các lực lượng Ukraine tấn công.
Ngoài ra, việc thâu tóm 5 vùng đất này sẽ giúp Nga giành toàn quyền kiểm soát biển Azov, tuyến đường nối quan trọng tới Biển Đen.
Cả Nga và Ukraine đều quyết tâm chiếm giữ các vị trí quan trọng này. Từ đó dẫn đến bất đồng sâu sắc trong đàm phán và hệ lụy của nó là khó tìm được một lệnh ngừng bắn lâu dài.
HN tổng hợp
05:48 14/05/2025
Dư luận quốc tế rất quan tâm liệu thông điệp Nga - Ukraine đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là lời nói suông.
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
07:51 14/05/2025
Trong bối cảnh giá điện biến động và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời (NLMT) không còn là xu hướng, mà đã trở thành giải pháp tất yếu giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí - chủ động nguồn điện - bảo vệ môi trường.
07:12 14/05/2025
(HG) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Hoàng Phương, Trưởng Đoàn công tác Bộ KH&CN, có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào ngày 13-5.
06:03 14/05/2025
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của phụ nữ tại tỉnh có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
06:01 14/05/2025
Sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về giá trị lớn cho nước ta những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách thuế quan của một số quốc gia sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tới đây. Thực hiện linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó là việc làm cần thiết.