Ưu tiên giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Niger

Thứ Hai, ngày 21/08/2023 | 08:52

Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) tái khẳng định quan điểm ưu tiên thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Niger, nhưng nhấn mạnh không loại trừ biện pháp can thiệp quân sự nhằm khôi phục trật tự Hiến pháp tại nước này.

Phiên họp bất thường các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) về tình hình Niger, tại Abuja (Nigeria), ngày 10-8-2023. Ảnh: AFP

Ủy ban An ninh và Hòa bình ECOWAS cáo buộc chính quyền quân sự Niger tìm cách hoãn binh để củng cố chính quyền đảo chính khi phát đi tín hiệu về sự cởi mở trong đàm phán ngoại giao, nhấn mạnh rằng khối này sẽ khôi phục trật tự Hiến pháp cho Niger bằng mọi biện pháp có thể.

Trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp lần thứ 2 hôm 10-8 tại Nigeria, các nhà lãnh đạo Tây Phi đã quyết định kích hoạt lực lượng thường trực của khối này nhằm sẵn sàng cho kịch bản can thiệp quân sự vào Niger. Cho đến nay, 3 quốc gia thành viên của khối là Côte d’Ivoire, Senegal va Benin đã cam kết cử lực lượng tham gia chiến dịch can thiệp. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên tuyên bố phản đối và không tham gia bất kỳ động thái quân sự nào vào Niger.

Tham mưu trưởng và chỉ huy quân đội cấp cao các nước Tây Phi (ECOWAS) ngày 17-8 cũng đã họp bàn, để chuẩn bị cho kế hoạch can dự quân sự vào Niger. Tuy nhiên, ngay trước cuộc họp, Hội đồng Hòa bình và An ninh (PSC) của Liên minh châu Phi đã lên tiếng phản đối.

Chủ tịch ECOWAS - Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cho biết, mọi hành động của ECOWAS để khôi phục trật tự Hiến pháp tại Niger đang được khối Cộng đồng Kinh tế Trung Phi ủng hộ.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin ngoại giao được truyền thông Pháp vừa đưa tin, Hội đồng An ninh và Hòa bình của Liên minh châu Phi, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi các quyết định của Khối, lại bác bỏ đề xuất của ECOWAS về việc tiến hành can thiệp quân sự. Nhiều quốc gia ở phía Nam và phía Bắc châu Phi phản đối bất kỳ hành động quân sự nào vào Niger, do lo ngại sự bất ổn. Một hành động can dự vào Niger cũng sẽ khiến chính ECOWAS chia rẽ, vì một số nước thành viên phản đối. Đặc biệt là 2 nước đang bị đình chỉ tư cách thành viên là Mali và Burrkina Faso - vốn tuyên bố sát cánh cùng chính quyền quân sự Niger hiện nay.

Khác với Pháp - ủng hộ ECOWAS toàn diện do những lợi ích chiến lược của nước này tại Niger, các tuyên bố của Nga và Mỹ vẫn cho rằng, khủng hoảng Niger cần được giải quyết thông qua ngoại giao. Tổng thống Nga Putin khẳng định, một giải pháp hòa bình sẽ giúp khu vực này ổn định hơn.

Trong khi, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết thực hiện giải pháp ngoại giao và Niger là đối tác mà Mỹ không muốn đánh mất:

“ECOWAS đã rất rõ ràng và công khai rằng can thiệp quân sự nên là phương sách cuối cùng, điều mà chúng tôi đồng ý. Và chúng tôi tiếp tục tập trung vào việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và liên hệ chặt chẽ với ECOWAS và lãnh đạo của Khối về vấn đề này”, ông Patel nói.

Trước phản ứng của Nga và Mỹ, chính quyền quân sự Niger tuyên bố sẽ để mở mọi cánh cửa đàm phán với các bên. Điều này cũng được thể hiện một phần qua các chuyến thăm nước ngoài của các quan chức chính quyền quân sự Niger. Mới nhất là chuyến thăm Cộng hòa Chad của vị Thủ tướng mới được bổ nhiệm.

Trong khi đó, phía Liên Hiệp Quốc lo ngại sự an toàn của Tổng thống bị lật đổ, cũng như tình hình mất an ninh lương thực tại Niger đang trầm trọng hơn. Các quan chức kêu gọi miễn trừ nhân đạo với đối với một số lệnh trừng phạt đang được áp đặt lên quốc gia này sau cuộc đảo chính.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Xem thêm

Lebanon rơi vào khủng hoảng nhân đạo trầm trọng

10:35 11/10/2024

Hơn 1 triệu người lâm vào cảnh thiếu đói do xung đột gây ra đã khiến Lebanon đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.

Siêu bão Milton hoành hành Florida, Mỹ

08:02 10/10/2024

Bão Milton mạnh lên cấp 5, mức cao nhất trong thang cảnh báo của Mỹ đang đổ bộ vào Florida khiến hơn 5 triệu người phải sơ tán khẩn cấp.

Bao giờ Gaza mới bình yên ?

08:35 09/10/2024

Hơn một năm xảy ra xung đột giữa Hamas và Israel, giao tranh chẳng những không hạ nhiệt mà còn có nguy cơ lan rộng khắp Trung Đông khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Hàn Quốc gian nan cấm… thịt chó

07:56 08/10/2024

Luật cấm nuôi chó để giết mổ thịt cũng như phân phối và bán thịt chó ở Hàn Quốc đã nhận được sự hoan nghênh của các nhóm bảo vệ động vật. Tuy nhiên trước khi luật chính thức có hiệu lực vào năm 2027, Hàn Quốc còn đối mặt nhiều thách thức, theo báo Korea Times.

Nỗ lực ngăn cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông

08:33 07/10/2024

Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) tuần qua, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh vòng xoáy “ăn miếng trả miếng” chết người ở Trung Đông cần phải chấm dứt sau vụ tấn công tên lửa của Iran nhắm vào Israel.

Hệ lụy từ các vụ cháy rừng ở Hy Lạp

18:10 03/10/2024

Liên tục nhiều đám cháy rừng xảy ra gây thiệt hại nặng khiến Hy Lạp lâm vào cảnh khó khăn.

“Chảo lửa” Trung Đông đã bùng cháy dữ dội

06:26 03/10/2024

Đúng như dự đoán, “chảo lửa” Trung Đông đã bùng cháy dữ dội sau khi Iran tấn công hơn 200 quả tên lửa vào Israel.

Cơ hội hòa đàm Nga - Ukraine ?

07:20 02/10/2024

Nhiều quốc gia phương Tây ủng hộ và kêu gọi Ukraine tham gia đàm phán với Nga để tìm phương án ngừng bắn tiến tới hòa bình.

Israel tuyên bố “vươn tay” đến mọi nơi ở Trung Đông

05:23 01/10/2024

Thủ tướng Benjamin Netanyahu cảnh báo vụ ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah tại Lebanon của Israel cho thấy không có địa điểm nào ở Trung Đông nằm ngoài tầm với của Israel.

Thế giới Hồi giáo sục sôi khi thủ lĩnh Hezbollah thiệt mạng

07:05 30/09/2024

Ngay sau khi lực lượng Hezbollah đưa ra tuyên bố xác nhận, thủ lĩnh của lực lượng này, ông Hassan Nasrallah đã thiệt mạng do cuộc không kích của Israel, một số nước và các bên liên quan đã đưa ra phản ứng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

Infographic: Tiểu dự án 2 (thuộc Dự án 6) Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

09:05 12/10/2024

Infographic: Tiểu dự án 2 Truyền thông về giảm nghèo đa chiều (thuộc Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin)

Cộng đồng doanh nghiệp đã dần lớn mạnh cả về số lượng và tầm vóc

08:06 12/10/2024

(HGO) - Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức họp mặt ngày Doanh nhân Việt Nam. Dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh,

THÔNG TIN BÁO CHÍ

07:01 12/10/2024

ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN TỪ NGÀY 11/10/2024 Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2024 Ngày 10/10/2024, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam,

Báo Hậu Giang điểm tin sáng 12-10

05:51 12/10/2024

Mời Quý độc giả theo dõi các tin tức: Cựu tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn ra mắt hồi ký về cuộc đời, sự nghiệp; Đồng Tháp công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Tiền; Việt Nam có loại hạt được ví “quý như vàng”, cực giàu dinh dưỡng nhưng ít ai để ý; Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein; 13 bang của Mỹ kiện TikTok vì làm thanh, thiếu niên bị nghiện.