Thứ Ba, ngày 23/03/2021 | 06:06
Nạn kỳ thị và phân biệt chủng tộc, gần đây nhất là với người gốc Á, có nguy cơ lan rộng ở Mỹ đang trở thành một trong những thách thức hàng đầu với chính quyền Tổng thống Biden.
Một phụ nữ cầm biểu ngữ ghi thông điệp “Chúng tôi cũng là người Mỹ” như thể hiện sự chua chát của những người gốc Á khi bị phân biệt đối xử ở Mỹ. Ảnh: AFP
Tuần qua, một vụ xả súng đẫm máu tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia khiến 8 người phụ nữ gốc Á thiệt mạng. Vấn đề kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á đã gia tăng rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ vào đầu năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố, kể từ tháng 3-2020 đến hết tháng 2 năm nay đã có gần 3.800 vụ tấn công nhằm vào nhóm người này được ghi nhận ở 48/50 bang của Mỹ, trong đó chủ yếu là bằng lời nói, tỷ lệ hành động vũ lực chiếm khoảng hơn 11%. Cộng đồng người Mỹ gốc Hoa chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 42%, tiếp đến là người Hàn Quốc với gần 15%, người gốc Việt là 8,5% và người gốc Philippines là gần 8%.
Nước Mỹ là quốc gia đa sắc tộc, gồm cả da trắng, da màu, da đỏ (American Indian - thường gọi là người Anh-điêng), người gốc Á da vàng, chưa kể một tỷ lệ lớn người Mỹ Latinh. Thế nhưng, luật bất thành văn, màu da vẫn là một tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá một con người ở đây bởi nước Mỹ vốn là đất nước được biết đến một phần vì lịch sử gắn với nạn phân biệt chủng tộc.
Trong đó, người dân gốc Á đã sống ở Mỹ hơn 160 năm và đã từ lâu trở thành mục tiêu của sự phân biệt đối xử và kỳ thị. Từ giữa thế kỷ 19, người nhập cư Trung Quốc đã bắt đầu tới Mỹ với số lượng lớn, chủ yếu là tới California và các bang miền Tây để làm việc trong các mỏ kim loại và xây dựng các tuyến đường sắt, các công việc nguy hiểm và được trả lương thấp. Hầu như ngay lập tức đã xuất hiện định kiến mang tính sắc tộc rằng: “Người châu Á tới để đánh cắp công việc của người da trắng” và từ đó bắt đầu sự phân biệt đối xử như người gốc Á không được làm chứng chống lại người da trắng trước tòa hay rất nhiều hành động sát hại và phá hoại tài sản của người gốc Á trong suốt chiều dài lịch sử nước Mỹ.
Quốc hội Mỹ thậm chí từng thông qua đạo luật loại trừ người Trung Quốc nhằm cấm người dân nước này vào Mỹ trong vòng 20 năm, mặc dù sau đó Tổng thống Chester đã rút ngắn giới hạn xuống còn 10 năm. Năm 1890, bệnh dịch hạch bùng phát ở San Francisco. Dịch bệnh được cho là bắt nguồn từ một con tàu từ Australia, tuy nhiên, khi bệnh nhân đầu tiên trên toàn bang California là một người nhập cư Trung Quốc, toàn bộ cộng đồng người Trung Quốc đã bị đổ lỗi vì dịch bệnh.
Điều này rất giống như khi Covid-19 bùng phát ở Mỹ, cựu Tổng thống Trump thường gọi là “vi-rút Trung Quốc” hay “vi-rút Vũ Hán”, điều đã khiến gia tăng tình trạng tấn công do thù hận và kỳ thị nhằm vào người Mỹ gốc Á.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án vụ xả súng tại bang Georgia vừa qua và khẳng định tình trạng bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á là “rất đáng quan ngại”. Ông Biden mới đây đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch Covid-19 sau sự việc trên. Đạo luật này sẽ giúp thúc đẩy phản ứng của chính phủ liên bang đối với sự gia tăng của tội phạm thù hận ngày càng trầm trọng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cải thiện việc báo cáo tội phạm thù hận và đảm bảo rằng thông tin về tội ác thù hận dễ tiếp cận hơn đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây cũng đã tuyên bố những hành động tấn công do thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á là hành động tội ác và sẽ phối hợp với Cục Điều tra liên bang Mỹ để điều tra và truy tố. Ở các địa phương nơi tập trung đông người Mỹ gốc Á, cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện và tuần tra để răn đe và ngăn chặn kịp thời những hành động tội ác này.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
19:03 30/12/2024
Một câu hỏi được đặt ra là nếu việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại, đâu sẽ là những bên được, bên mất ?
09:05 30/12/2024
Slovakia tuyên bố sẽ ngừng cung cấp điện nếu Ukraine cắt đứt đường vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.
08:08 27/12/2024
Nga và Ukraine đều tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt vũ khí “khủng” nhất, nhằm đáp trả lẫn nhau khiến cuộc xung đột cứ leo thang từng ngày.
09:20 26/12/2024
Ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng dòng người di cư trái phép vẫn tiếp tục tìm đến miền đất hứa khiến nhiều quốc gia quan ngại.
05:40 25/12/2024
Cả Israel và Houthi đều cương quyết trả đũa lẫn nhau khiến dư luận quan ngại.
06:13 24/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 22-12 tỏ dấu hiệu rằng ông ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn.
06:20 23/12/2024
Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang giúp cho Nga; ngược lại Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc vô căn cứ của Mỹ đối với nước này.
08:27 20/12/2024
Nhiệt độ toàn cầu tăng đột biến khiến nhiều nhà khoa học quan ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của nhân loại.
07:21 19/12/2024
WHO vừa công bố kết quả xét nghiệm bệnh lạ tấn công Congo đã giảm bớt lo lắng của cộng đồng quốc tế, tuy nhiên vẫn phải tăng cường cảnh giác vì nhiều lý do liên quan.
07:22 18/12/2024
Mặc dù Syria đã thành lập được chính phủ chuyển tiếp nhưng quốc gia này đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng toàn diện.
05:55 01/01/2025
Các thành phố lớn trên khắp thế giới đang trong bầu không khí rộn ràng chào đón năm mới 2025, với những hy vọng về 365 ngày mới tươi sáng hơn sau năm cũ đầy biến động.
21:30 31/12/2024
(HG) - Tối 31-12, tại Công viên Xà No, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật "Hậu Giang chào năm mới 2025". Đây là chương trình thường niên, vào ngày cuối cùng của năm dương lịch, do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng tỉnh Hậu Giang chỉ đạo thực hiện.
19:24 31/12/2024
(HG) - Chiều ngày 31-12, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Huyến; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mã Thị Tươi; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa; Bí thư Đảng ủy khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Tống Hoàng Khôi đã đến thăm Sở Tài chính, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang,
19:14 31/12/2024
(HG) - Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương trên cả nước để đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.