Thứ Tư, ngày 14/03/2018 | 07:32
Trong vòng 10 năm, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của các nước vùng Trung Đông tăng gấp đôi. Đây là hệ quả của cuộc chiến tranh kéo dài ở nhiều quốc gia như Iraq, Syria, Yemen...
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) (một viện nghiên cứu độc lập làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu theo từng giai đoạn 5 năm) của Thụy Điển cho biết, kim ngạch nhập khẩu vũ khí vào các quốc gia ở Trung Đông đã tăng 103% trong giai đoạn 2008-2017, chiếm trên 30% kim ngạch nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2013-2017. Nhà nghiên cứu cấp cao SIPRI Pieter Wezeman cho rằng: “Mặc dù quan ngại về nhân quyền đã dẫn tới tranh luận chính trị tại Tây Âu và Bắc Mỹ về việc hạn chế các thương vụ vũ khí. Tuy nhiên, Mỹ và các nước châu Âu vẫn là các nhà xuất khẩu vũ khí chính cho khu vực này và cung cấp hơn 98% số lượng vũ khí nhập khẩu vào vùng này”.
Máy bay Mỹ tham gia không kích IS. Nguồn: AFP
Theo Cổng thông tin “Elaf”, Saudi Arabia hiện đã vượt Ấn Độ trở thành quốc gia nhập khẩu thiết bị quân sự lớn nhất thế giới thời gian gần đây. Trước đó, Saudi Arabia là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ - nước không có nền sản xuất vũ khí ở cấp quốc gia. Cụ thể, Saudi Arabia đã nhập khẩu số lượng trang thiết bị quân sự trị giá 6,4 tỉ USD, trong khi đó Ấn Độ chỉ nhập khẩu vũ khí trị giá 5,5 tỉ USD. Báo cáo cũng dự đoán Saudi Arabia sẽ tiếp tục giữ ngôi đầu bảng với tổng chi tiêu 9,8 tỉ USD cho quốc phòng vào cuối năm nay. Sở dĩ, Saudi Arabia thu mua nhiều trang thiết bị vũ khí là do tình trạng chiến tranh, xung đột, bạo lực, chính trị bất ổn ở các nước láng giềng trong khu vực như Syria, Iraq và Yemen… kéo dài.
Trong số các nước bán vũ khí, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới khi chiếm 33% thị phần (tăng 3%), trong khi Nga đứng thứ 2 với 23% (giảm 1%), Trung Quốc đứng thứ 3 với 6,2% (tăng 2,4%), Pháp đứng thứ 4 với 6%, giảm 0,9% và Đức đứng thứ 5 với 5,6%, giảm 3,8%.
Trong một thông tin liên quan, trước đó Chính phủ Australia sẽ thành lập một quỹ trị giá 3,8 tỉ USD để hỗ trợ những nhà xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp quốc phòng nhằm đưa nước này vào nhóm 10 nước đứng đầu về xuất khẩu vũ khí. Hiện Australia đang đứng ở vị trí thứ 20 những nhà xuất khẩu quốc phòng lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh năng lực sản xuất và bán vũ khí. Xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh tăng 38% trong giai đoạn 2013-2017 với đối tác lớn, như: Myanmar, Bangladesh và Pakistan.
Thực tế, những năm gần đây tình trạng bất ổn chính trị diễn ra ở nhiều quốc gia Trung Đông đi kèm với cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tác động rất lớn làm gia tăng trang bị vũ khí nên kim ngạch nhập khẩu vũ khí các nước tại đây tăng nhanh. Mặt khác, một số quốc gia có nền công nghiệp sản xuất vũ khí mạnh có nhu cầu xuất khẩu số lượng lớn nên đã thúc đẩy xuất khẩu vũ khí vào các nước Trung Đông. Điều này cũng đồng nghĩa với phương tiện giết người hiện đại ngày càng gia tăng và cuộc chiến ở các quốc gia Trung Đông này ngày càng ác liệt hơn.
SIPRI công bố một báo cáo nghiên cứu cho biết hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua do nhu cầu từ khu vực Trung Đông và châu Á. Theo viện này, giai đoạn 2012-2016, lượng vũ khí nhập khẩu của các nước châu Á và châu Đại Dương chiếm 43% mức nhập khẩu toàn cầu, tăng 7,7% so với giai đoạn 2007-2011. Tỷ lệ của các nước Trung Đông và Vùng Vịnh tăng từ 17% lên 29%, bỏ xa châu Âu (11%, giảm 7%), châu Mỹ (8,6%, giảm 2,4%) và châu Phi (8,1%, giảm 1,3%). |
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:18 26/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 26-11, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Hậu Giang phối hợp với các đơn vị tổ chức nghiệm thu đóng điện giai đoạn 1 Công trình Cải tạo, nâng công suất TBA 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA.
17:03 26/11/2024
(HG) - Chiều ngày 26-11, Cục Thuế tỉnh Hậu Giang tổ chức Chương trình quay số hóa đơn may mắn quý III, năm 2024.
16:03 26/11/2024
Một số loại tội phạm tăng mạnh như tội phạm có tổ chức tăng 46,08%; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 83,36%; tham ô tài sản tăng 45,61%; đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.
16:00 26/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.