Thứ Ba, ngày 11/04/2023 | 09:10
Làn sóng nhập khẩu ngũ cốc giá rẻ của Ukraine đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả và thị trường bán hàng của các nhà sản xuất ở các nước châu Âu.
Nông dân Romania lái xe máy kéo phản đối ngũ cốc Ukraine giá rẻ ở Remetea Mare, hạt Timis, hôm 7-4. Ảnh: REUTERS
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus thông báo, nước này sẽ tạm thời ngừng nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine để giảm thiểu tác động đối với giá cả trong nước.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh hoạt động vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Ba Lan và Romania bị tắc nghẽn, khiến một lượng lớn ngũ cốc Ukraine, có giá thành rẻ hơn so với ngũ cốc sản xuất tại EU, phải ở lại các quốc gia Trung Âu do hoạt động logistics bị tắc nghẽn. Thực tế này ảnh hưởng đến giá cả và doanh số bán hàng của nông dân địa phương.
Nông dân Ba Lan đã phản ứng mạnh vì ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraine đã làm giảm giá ngũ cốc trong nước. Điều này đã tạo ra vấn đề chính trị đối với đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền ở Ba Lan trong năm bầu cử.
Ông Robert Telus cho biết, phía Ukraine đã đề xuất hạn chế nghiêm ngặt, thậm chí tạm thời dừng hoàn toàn, ngũ cốc đến Ba Lan. Các hạn chế sẽ không mở rộng đối với việc vận chuyển ngũ cốc dành cho các quốc gia khác.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine cho biết, tình hình rất khó khăn cho cả nông dân Ukraine và Ba Lan. Tất cả đều hiểu ai là người có lỗi, nhưng Ukraine phải giải quyết vấn đề này. Phía Ukraine sẽ hạn chế xuất khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hướng dương sang Ba Lan cho đến vụ mùa mới. Dự kiến, hai bên sẽ gặp lại nhau trong những ngày tới để đảm bảo quá trình vận chuyển ngũ cốc suôn sẻ sang các quốc gia khác.
Trong khi đó, Romania và Bulgaria đã chứng kiến làn sóng bất ổn tương tự, với việc nông dân tổ chức các cuộc biểu tình ở thủ đô và chặn các cửa khẩu biên giới.
Hàng ngàn nông dân khắp Romania ngày 7-4 xuống đường biểu tình kêu gọi Ủy ban châu Âu hành động trong bối cảnh lượng lớn nông sản Ukraine đổ vào khu vực, gây ảnh hưởng tới sản phẩm của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Khoảng 200 nông dân tập trung bên ngoài văn phòng đại diện của Ủy ban châu Âu ở thủ đô Bucharest, cầm theo biểu ngữ với nội dung “chúng tôi tôn trọng quy tắc của EU, nhưng EU bỏ mặc chúng tôi”, “hãy mang lại sự ổn định cho nông dân Romania”. Nông dân Romania tại những nơi khác dùng máy kéo, xe tải và nhiều loại máy móc chặn đường hoặc cửa khẩu biên giới.
Marian Popa, nông dân ở hạt Teleorman, miền Nam Romania, cho biết ông mất khoảng 545.000 USD do ảnh hưởng từ nông sản Ukraine giá rẻ. “Tôi còn 1.000 tấn hạt hướng dương. Giá của mặt hàng này ngày càng rẻ”, ông Popa nói.
“Chúng ta đang nói về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong cộng đồng châu Âu. Tôi biết Ukraine cũng cần bán nông sản, nhưng đó là cạnh tranh không công bằng”, Nicu Vasile, lãnh đạo hiệp hội các chủ trang trại Romania (LAPAR), cho biết.
Giám đốc hiệp hội các nhà sản xuất nông nghiệp Romania Liliana Piron cũng nói rằng các cuộc biểu tình cho thấy nông dân nước này đã tới ngưỡng không còn chịu được sự cạnh tranh không công bằng từ Ukraine.
Ukraine là một trong những nhà sản xuất ngũ cốc và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, nhưng xuất khẩu của nước này bị hạn chế do Nga phong tỏa các cảng ở Biển Đen và sau đó đã được hỗ trợ các tuyến đường vận chuyển thay thế qua các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu là Ba Lan và Romania do EU hỗ trợ.
Năm ngoái, Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ tất cả thuế và hạn ngạch với ngũ cốc Ukraine xuất khẩu sang 27 quốc gia thành viên khối, nhằm tạo điều kiện vận chuyển sang các khu vực khác trên khắp thế giới. Tuy nhiên, lượng lớn ngũ cốc Ukraine ở lại các nước Đông Âu.
Việc này cũng dẫn tới làn sóng giận dữ ngày càng gia tăng ở một số quốc gia Trung và Đông Âu bởi làn sóng nhập khẩu ngũ cốc giá rẻ của Ukraine đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả và thị trường bán hàng của các nhà sản xuất địa phương.
Theo ước tính, Ủy ban châu Âu cho biết người nông dân từ Ba Lan, Romania, Hungary, Bulgaria và Slovakia đã thiệt hại tổng cộng 417 triệu euro bởi ngũ cốc từ Ukraine có giá rẻ hơn. Hiện tại, cơ quan này đã quyết định trao khoản bồi thường trị giá 56,3 triệu euro cho nông dân các nước Ba Lan, Bulgaria, Romania và có kế hoạch bổ sung thêm nguồn hỗ trợ này trong tương lai.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
05:53 23/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.