Thứ Tư, ngày 28/02/2024 | 09:18
Làn sóng biểu tình của nông dân đang lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới vì thu nhập bị sụt giảm khiến tình hình an ninh trật tự trở nên rối ren.
Nông dân Tây Ban Nha lái máy kéo biểu tình ở thành phố Madrid ngày 21-2. Ảnh: AFP
Mới đây, nông dân Tây Ban Nha đã điều khiển hàng trăm máy cày tiến vào thành phố Madrid để tham gia cuộc biểu tình nhằm phản đối tình trạng cạnh tranh không công bằng với các đối tác bên ngoài Liên minh châu Âu (EU).
Theo người đại diện của Liên minh các công đoàn Tây Ban Nha, Luis Cortes, nông dân và những người chăn nuôi ở nước này đã tổ chức biểu tình kể từ ngày 1-2 để yêu cầu các chính sách đảm bảo giá cả công bằng, có thể bù đắp chi phí và yêu cầu chính phủ áp dụng các quy định tương ứng với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU. Tuần trước, Chính phủ Tây Ban Nha đã công bố loạt biện pháp để xoa dịu tình hình nhưng ông Cortes cho biết các biện pháp chưa đủ quyết liệt để giải quyết những vấn đề được nêu ra.
Không chỉ xảy ra ở Tây Ban Nha, làn sóng biểu tình của nông dân đã lan rộng trong EU, theo đó nông dân các nước ở Pháp, Đức, Italia và Hy Lạp cũng đã tiến hành các cuộc biểu tình dẫn tới tình trạng tắc nghẽn nhiều tuyến đường. Người biểu tình Pháp dừng mọi hoạt động sản xuất để tham gia biểu tình chặn các tuyến phố, đặt ra thời hạn để chính phủ có biện pháp giải quyết các yêu cầu. Tại Hy Lạp, hàng ngàn người nông dân đã yêu cầu hỗ trợ tài chính để chấm dứt biểu tình kéo dài 4 tuần nhưng chính phủ thông báo không còn nguồn quỹ để đáp ứng yêu cầu này. Người nông dân ở phía Nam Ba Lan cũng đã tiến hành các cuộc biểu tình với lý do tương tự.
Trước đó, nông dân Ba Lan đã biểu tình trên khắp đất nước, phong tỏa gần như hoàn toàn biên giới Ukraine và làm gián đoạn giao thông trên toàn quốc. Người phát ngôn Hiệp hội Nông dân Đoàn kết, ông Adrian Wawrzyniak cho biết dù viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ được phép đi qua nhưng vận tải hành khách và hàng hóa qua biên giới sẽ bị chặn. Các bến cảng và đường cao tốc cũng sẽ bị phong tỏa. Máy kéo của người biểu tình mang biểu ngữ có nội dung: “Ngũ cốc từ Ukraine sẽ làm nông dân Ba Lan phá sản”. Một video clip được phát trên ứng dụng nhắn tin Telegram cho thấy những người biểu tình ở cửa khẩu Medyka đang mở toa tàu để đổ ngũ cốc xuống đường ray.
Phó Thủ tướng Ukraine, ông Oleksandr Kubrakov chỉ trích việc đổ ngũ cốc của Ukraine xuống đường ray là “hành động khiêu khích chính trị nhằm chia rẽ hai nước”.
Còn Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky cho rằng tình hình căng thẳng ở biên giới cho thấy “sự xói mòn tình đoàn kết”, đồng thời kêu gọi hai bên cần có “những quyết định chung hợp lý để giải quyết tình trạng này”.
Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết số ngũ cốc của nước này bị nông dân Ba Lan đổ ra đường ray là lô hàng đang trên đường được vận chuyển tới Đức chứ không phải tới Ba Lan.
Về phần mình, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Czeslaw Siekierski cho biết, ông đang đàm phán với Ukraine và một thỏa thuận hạn chế nhập khẩu có thể đạt được vào cuối tháng 3 tới.
Ba Lan là một trong những đồng minh của Ukraine kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine từ ngày 24-2-2022, nhưng các cuộc biểu tình ở biên giới đã khiến quan hệ hai nước căng thẳng.
Sở dĩ nông dân trên khắp châu Âu đã và đang biểu tình phản đối chính phủ vì chi phí sản xuất gia tăng và sự cạnh tranh không lành mạnh từ nước ngoài, đặc biệt là Ukraine, sau quyết định của EU vào năm 2022 về việc miễn thuế đối với thực phẩm nhập khẩu từ Ukraine. Mặt khác, nông dân châu Âu còn lo ngại việc thực thi chính sách Thỏa thuận xanh của EU đang đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu nông dân. Theo đó, gói chính sách này nhằm mục đích làm cho châu Âu trung hòa lượng carbon vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa với việc nông dân châu Âu phải từ bỏ lối sản xuất truyền thống mà cần sản xuất theo hướng xanh hạn chế phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên họ quan ngại ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và thu nhập.
Hệ lụy của làn sóng biểu tình đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân trên 27 quốc gia EU, khiến các doanh nghiệp thiệt hại hàng chục triệu euro do chậm trễ trong vấn đề vận chuyển. Tình trạng gián đoạn còn khiến một số nước EU phải nhượng bộ, cam kết hủy bỏ chính sách đã gây dựng trong nhiều năm nay khi cấm và hạn chế lượng thuốc trừ sâu, phân bón trên đồng ruộng. Tuy nhiên, những giải pháp nhượng bộ được nêu ra vẫn chưa được thực hiện. Điều này đã làm cho làn sóng biểu tình EU chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
HN tổng hợp
08:37 15/01/2025
Chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng kỷ lục khiến nhiều quốc gia quan ngại sẽ có cuộc chạy đua vũ trang ngầm.
08:41 14/01/2025
Lực lượng cứu hỏa Mỹ đang tận dụng khoảng thời gian gió lặng để nhanh chóng khống chế đám cháy trước khi “bão nhiệt” ở thành phố này có cơ hội bùng phát trở lại.
06:02 13/01/2025
Giá dầu thô tăng vọt ngay trong ngày 10-1 (giờ Mỹ), cũng là ngày chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố gói trừng phạt “toàn diện” nhằm vào ngành năng lượng Nga.
08:30 10/01/2025
Làn sóng bạo lực do RSF ở Sudan gây ra cứ gia tăng theo thời gian đã dấy lên quan ngại lực lượng đối lập này phạm tội diệt chủng.
08:43 09/01/2025
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ như thế nào khi ông đang đối mặt với nhiều khó khăn cùng lúc ?
09:00 08/01/2025
Thời gian gần đây, IS lại gây ra nhiều vụ khủng bố khiến các quốc gia liên quan lo lắng lực lượng này đang trỗi dậy.
07:09 07/01/2025
Vi-rút Human Metapneumovirus (HMPV) giống Covid-19 lây kéo dài ở Trung Quốc khi chưa có thuốc điều trị.
09:19 06/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một cuộc họp an ninh quan trọng để bàn về phương án tấn công cơ sở hạt nhân của Iran nếu nước này sở hữu vũ khí hạt nhân trước ngày chuyển giao tại Nhà Trắng.
19:06 02/01/2025
Năm 2024, số người tị nạn trên toàn thế giới đã vượt năm trước với những lý do đáng quan ngại.
07:58 02/01/2025
Mặc dù là quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới nhưng tỷ lệ người vô gia cư tại Mỹ lại chiếm hơn 18%. Con số cao kỷ lục này đã khiến nhiều người quan ngại.
17:06 15/01/2025
(HG) - Chiều ngày 15-1, Ban Chỉ đạo 138, Ban Chỉ đạo 389 và Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
16:07 15/01/2025
Sau hai tuần thực hiện Nghị định 168/2024, CSGT cả nước phát hiện 174.650 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, giảm 11,54% so với hai tuần trước liền kề.
16:05 15/01/2025
Bộ VH-TT-DL vừa có văn bản số 145/BVHTTDL-TTr gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về việc triển khai thực hiện Công điện số 139/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
16:02 15/01/2025
Việc chở người từ 6 tuổi trở lên ngồi phía trước người cầm lái xe máy bị coi là hành vi vi phạm, bị xử phạt 8-10 triệu đồng.