Thứ Tư, ngày 29/11/2023 | 06:37
Số người nhập cư vào Anh tăng kỷ lục, trong khi con số này lại giảm đối với Đức. Đây là một nghịch lý bởi nhiều năm qua làn sóng người di cư vào Đức lớn nhất châu Âu.
Người di cư được lực lượng cứu hộ giải cứu và đưa về bờ biển phía Đông Nam nước Anh, sau khi băng qua eo biển Manche. Ảnh tư liệu: AFP
Bất chấp lời hứa của Thủ tướng Anh Rishi Sunak về việc giảm lượng người nhập cư, con số người di cư đến Vương quốc Anh vẫn cứ tăng theo thời gian. Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), số lượng di cư ròng tới Anh đã đạt mức kỷ lục 745.000 lượt vào năm 2023, cao hơn so với dự đoán trước đây.
Theo ONS, hầu hết những người đến Anh trong năm nay đều là công dân không thuộc EU, tổng cộng 968.000 người, tiếp theo là 129.000 công dân EU và 84.000 người Anh. Việc làm là lý do lớn nhất khiến người ngoài EU di cư đến Anh, con số ròng là 278.000, tiếp theo con số ròng là 263.000 người đến để học tập. Số lượng thị thực làm việc tại Anh trong thời gian gần đây chủ yếu được cấp cho những người làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc. Hai lý do chính khiến số người di cư vào Anh tăng kỷ lục là mức thu nhập cao và hưởng hệ thống phúc lợi đầy hấp dẫn.
Thực tế, di cư hợp pháp đã tăng vọt kể từ khi Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 1-2020. Năm 2021, tổng số di cư ròng là 488.000. Một số người ủng hộ Đảng Bảo thủ kêu gọi ông Sunak “hành động ngay” để cắt giảm lượng di cư ròng. Con số này cứ tăng lên theo từng năm.
Số người di cư vào Anh liên tục tăng một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lao động đa dạng cho Xứ sở Sương mù này. Tuy nhiên, người di cư vào Anh tăng nhanh đã dẫn đến hệ lụy khó lường như: người bản địa mất việc làm, chia rẽ trong xã hội Anh, ngân sách Anh chịu nhiều áp lực và an sinh xã hội cũng phải thêm gánh nặng vì những người nhập cư…
Trước thực trạng trên, Anh đã thắt chặt hơn các điều khoản trong thỏa thuận quy chế đặc biệt đạt được với Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 2-2016, trong đó có việc hạn chế những quyền lợi của người dân EU tới Anh, nhằm giúp giảm lượng người di cư tại quốc gia này. Tuy nhiên, những giải pháp này xem ra kém hiệu quả.
Nhập cư, một vấn đề chính trị lâu nay gây nhiều tranh cãi ở Anh sẽ trở thành vấn đề then chốt trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm tới, cuộc bầu cử mà Đảng Lao động đối lập hiện đang được đánh giá cao sẽ giành chiến thắng.
Trong khi đó, tại Đức quốc gia được cho là tiếp nhận người di cư nhiều nhất EU thì hoàn toàn ngược lại, số người nhập cư đã giảm nhanh. Cảnh sát Đức ghi nhận số người nhập cảnh trái phép vào nước này qua biên giới với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ đã giảm 40% kể từ khi Đức áp dụng các biện pháp kiểm soát mới hồi tháng trước.
Hiện mỗi ngày chỉ có chưa tới 300 lượt vượt biên trái phép vào Đức so với mức khoảng 700 trường hợp mỗi ngày trong khoảng thời gian 30 ngày trước khi các biện pháp kiểm soát mới được áp dụng.
Tuy nhiên, cảnh sát cũng cho rằng số trường hợp nhập cảnh trái phép vào Đức giảm một phần cũng nhờ các biện pháp kiểm soát biên giới mới của Serbia tại biên giới của nước này với Hungary vì nhiều người vượt biên trái phép đã chọn con đường vào EU này để tới Đức.
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, gần 234.000 người đã nộp đơn xin tị nạn ở Đức lần đầu, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều thành phố ở Đức cho biết họ đã đạt đến giới hạn về nguồn lực như chỗ ở, chăm sóc và hòa nhập cho người tị nạn, đặc biệt khi nước này hiện đang tiếp đón hơn một triệu người tị nạn từ Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2-2022.
Tình trạng di cư vào châu Âu vốn dĩ là bài toán khó đối với nhiều quốc gia châu lục này, tuy nhiên vấn đề càng khó hơn khi thiếu sự đồng bộ trong phân bổ hạn mức tiếp nhận người di cư của EU. Vấn đề này sẽ trở nên nan giải khi chưa tìm được tiếng nói chung.
HN tổng hợp
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:13 24/04/2025
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.