Vì sao Trung Quốc muốn đóng cửa hàng chục ngàn nhà máy thủy điện ?

Thứ Ba, ngày 17/08/2021 | 08:36

Trung Quốc lên kế hoạch đóng cửa hoặc cải tạo hàng chục ngàn nhà máy thủy điện nhỏ vì chúng hoạt động kém hiệu quả do công suất nhỏ, nguồn nước sông cạn kiệt hoặc do các đập thủy điện lớn hơn ở thượng nguồn đã tích hết nước.

Đập thủy điện Bạch Hạc Than có công suất 16GW trên sông Kim Sa, một nhánh ở thượng nguồn sông Trường Giang của Trung Quốc, vừa đi vào hoạt động hồi tháng 6. Ảnh: BLOOMBERG

Từ những năm 1950, giới chức Trung Quốc đã đặt mục tiêu “chinh phục tự nhiên” bằng cách kiểm soát dòng chảy các con sông. Khi đó, nước này đã tiến hành xây dựng hàng loạt dự án đập lớn và nhỏ với tốc độ nhanh chóng để sản sinh ra điện, kiểm soát lũ lụt, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và nước sinh hoạt cho các thành phố. Tuy nhiên, chính sách này đang gây ra những tác động nghiêm trọng.

Nhiều đập thủy điện ở Trung Quốc đã xuống cấp, gây ra các mối đe dọa an toàn nghiêm trọng, đặc biệt là trong những cơn lũ vào mùa hè. Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, có 3.515 vụ vỡ đập thủy điện và đập chứa nước trong giai đoạn 1951-2011, bao gồm vụ vỡ đập thủy điện Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam và 61 đập thủy điện khác sau cơn mưa kéo dài 6 giờ đồng hồ vào tháng 8-1975, khiến tổng cộng 240.000 người thiệt mạng.

Giờ đây, các vụ vỡ đập vẫn tiếp tục xảy ra. Hồi tháng 7, hai đập chứa nước ở vùng Nội Mông bị vỡ sau cơn mưa lớn. Trong cơn đại hồng thủy “ngàn năm có một” ở tỉnh Hà Nam trong mùa hè này, khiến hơn 300 người thiệt mạng, quân đội Trung Quốc cảnh báo đập Y Hà Than ở TP.Lạc Dương của tỉnh này có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các đập thủy điện lớn bao gồm đập Bạch Hạc Than có công suất 16GW trên sông Kim Sa, một nhánh ở thượng nguồn sông Trường Giang, vừa đi vào hoạt động hồi tháng 6. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc muốn dừng phát triển các dự án thủy điện nhỏ. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 đối với ngành thủy điện bắt đầu từ năm 2016, Bắc Kinh lần đầu tiên cho biết sẽ kiểm soát nghiêm ngặt việc mở rộng các trạm thủy điện nhỏ để bảo vệ môi trường.

Năm 2018, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường bảo vệ môi trường và sau đó, một cuộc chiến dịch được phát động trên toàn quốc nhằm loại bỏ hoặc cải tạo 40.000 nhà máy thủy điện nhỏ. Các đập lớn và các hồ chứa nước của nó ở Trung Quốc cũng bị chỉ trích gay gắt vì gây tổn hại cho môi trường. Chúng nắn dòng chảy của các con sông, làm chìm ngập các môi trường sống, là xáo trộn thói quen di cư và đẻ trứng của đàn cá. Kể từ khi đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp trên sông Trường Giang được xây xong vào năm 2006, nhiều hồ lớn ở hạ nguồn bị thu nhỏ bị cạn kiệt nước hoặc biến mất.

“Các con sông của chúng ta đã bị khai thác quá mức sau nhiều thập kỷ xây dựng thủy điện mà không có quy hoạch đúng đắn”, Ma Jun, Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề cộng đồng và môi trường ở Bắc Kinh, nói.

Một vấn đề khác là ai sẽ chi ngân sách để loại bỏ các dự án thủy điện không cần thiết này. Đóng cửa một nhà máy thủy điện là một chuyện, nhưng việc phá bỏ một con đập là điều không hề dễ dàng, đặc biệt những công trình này là một dự án kỹ thuật lớn, có kết cấu bê tông phức tạp và tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất định.

Huyện Chu Chí, tỉnh Thiểm Tây, phía Bắc Trung Quốc, đã nợ một công ty thầu phá bỏ 3 trạm thủy điện hơn 100 triệu nhân dân tệ. Tuy nhiên, doanh thu của huyện này trong nửa đầu năm 2020 chỉ có 135 triệu nhân dân tệ. Huyện vẫn còn 26 nhà máy thủy điện cần phá bỏ. Ở nhiều nơi, do chi phí phá dỡ đắt đỏ, giới chức chỉ có thể quyết định phá dỡ các tuabin thủy điện và các con đập vẫn tồn tại.

“Trung Quốc được hưởng lợi rất nhiều từ các dự án bảo tồn nước trong nhiều thập kỷ. Nhưng có lẽ, đã đến lúc họ phải trả lại bằng việc phục hồi môi trường”, nhà môi trường học Ma nói.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

14:58 24/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Tập trung tổ chức tốt đại hội chi bộ

14:56 24/11/2024

Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Khai trương nhà máy chiếu xạ nông sản 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm

14:52 24/11/2024

(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

14:51 24/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.