Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sự tham gia của Việt Nam

Vị trí của Việt Nam trong TPP và với mối quan hệ các FTA khác

Thứ Sáu, ngày 26/02/2016 | 08:14

Việt Nam được xem là nước được dành nhiều linh hoạt nhất trong việc thực thi các cam kết khó trong TPP. Đồng thời, một số nước cũng đưa ra các cam kết cụ thể về hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong quá trình thực thi cam kết sau này.

Các  nước đánh giá cao việc Việt Nam tham gia đàm phán TPP vì những lý do sau:

Thứ nhất, trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam chứng tỏ là một quốc gia năng động, nhất quán thi hành đường lối đổi mới; nghiêm túc trong việc thực thi cam kết quốc tế; có môi trường chính trị ổn định và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực; là một đối tác quan trọng trong hiện tại và tương lai, có thể giúp tăng ảnh hưởng của TPP.

Thứ hai, Việt Nam có quy mô dân số đáng kể, nền kinh tế phát triển năng động, hứa hẹn thị trường có sức mua lớn, là điểm đến doanh nghiệp các nước, nhất là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ ba, Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Việc Việt Nam tham gia thành công vào TPP sẽ là bằng chứng thuyết phục về Hiệp định TPP thực sự quan tâm đến các nước đang phát triển (thông qua các biện pháp đa dạng để hỗ trợ một nước đang phát triển thực thi các tiêu chuẩn cao của Hiệp định). Đây là yếu tố quan trọng, giúp thu hút các nước có trình độ phát triển kinh tế chưa cao cùng tham gia vào TPP để TPP có thể mở rộng trong tương lai.

Về mối quan hệ với các FTA khác của Việt Nam: Trước năm 2010, phần lớn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia đều trong khuôn khổ ASEAN với các nước đối tác và chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á. Sự gần gũi về vị trí địa lý kết hợp với quan hệ thương mại tự do đã khiến trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gắn với khu vực Đông Á.

Với các nước có trình độ phát triển cao và cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa của Việt Nam (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand), các FTA về cơ bản đem lại hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu như mong đợi. Với những nước có cơ cấu hàng hóa cạnh tranh với Việt Nam (như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ), hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu và giảm nhập siêu chưa được như mong muốn.

Xuất phát từ đây, việc thúc đẩy đàm phán, ký kết FTA với một số nước ở các khu vực khác có thị trường tiêu thụ lớn và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa của Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng giúp Việt Nam tạo dựng kinh tế thị trường cân đối, ổn định lâu dài, phục vụ cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với tầm nhìn đó, từ năm 2010, Việt Nam đã đồng thời đàm phán TPP và đàm phán FTA với Liên minh châu Âu, Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU - gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan), Hàn Quốc và Khối các nước EFTA (Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland, Liechtenstein).

TPP cùng với FTA Việt Nam - EU được gọi là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là những Hiệp định có mức độ cam kết mở cửa thị trường cao hơn cam kết trong WTO và các FTA đã ký trước đây. Đặc biệt, TPP và FTA với EU là những Hiệp định toàn diện, cân bằng lợi ích, với những cam kết mở cửa thị trường sâu rộng cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao và những cam kết về thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công… nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng. Các Hiệp định này còn bao gồm các nội dung tuy không phải là thương mại trực tiếp, nhưng có liên quan đến thương mại như môi trường và lao động.

Có thể thấy, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập từ khá lâu, gia nhập ASEAN từ năm 1996, tham gia Hiệp định BTA với Hoa Kỳ năm 2001, Hiệp định BIT với Nhật Bản năm 2003, gia nhập WTO vào năm 2007 và tiếp theo đó là rất nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trong khu vực và trên thế thế giới. Gần đây nhất, trong năm 2015, Việt Nam đã ký kết thêm 2 Hiệp định FTA với Hàn Quốc và Liên minh Á - Âu, kết thúc đàm phán FTA với EU. Như vậy, nước ta không còn quá xa lạ với hội nhập kinh tế quốc tế. Tất nhiên, với tư cách là nước có trình độ phát triển thấp nhất trong TPP, Việt Nam cũng là nước sẽ gặp phải thách thức lớn nhất, nhưng cũng là nước dự kiến có được cơ hội cao nhất khi TPP được đưa vào thực thi.

TP tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ nổ ra thế chiến III ?

08:17 27/11/2024

Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.

COP29 khép lại trong tranh cãi

08:42 26/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thẩm tra thống nhất 6/7 tờ trình, dự thảo nghị quyết lĩnh vực văn hóa - xã hội trình tại Kỳ họp HĐND thứ 23

18:42 27/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.

Thẩm tra 20 tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND cuối năm

18:27 27/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.

Trao quyết định về công tác cán bộ

17:54 27/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 phải trang trọng

17:28 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.