WTO cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm sâu

Thứ Sáu, ngày 03/11/2023 | 10:16

Giao tranh liên tục xảy ra ở những vùng kinh tế trọng điểm khiến nguy cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm sâu trong năm 2023 so với dự kiến.

Người dân Palestine tìm kiếm những người sống sót sau cuộc không kích của Israel ở Deir al-Balah, Gaza, ngày 22-10. Nguồn: AP

Cụ thể, nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phân tách thành hai khối thương mại và điều này có thể dẫn đến việc GDP toàn cầu giảm tới 5%. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala bày tỏ lo ngại về thực trạng xung đột Israel - Hamas ngày càng leo thang và lan rộng sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bởi lẽ, Trung Đông là một trong những khu vực sản xuất ra nhiều dầu và khí đốt trên thế giới. Vì vậy, nếu chiến tranh lan rộng chắc chắn nguồn cung bị gián đoạn hoặc thiếu hụt. Từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ông Okonjo-Iweala, cảnh báo đây sẽ là một “tổn thất to lớn”, tương đương với việc mất đi toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản.

Chính những yếu tố trên nên hồi đầu tháng 10, WTO đã cắt giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 xuống 0,8% so với mức 1,7% ước tính trước đó.

Theo WTO, triển vọng kinh tế cho năm 2024 vẫn tương đối lạc quan, với mức tăng trưởng dự kiến vào khoảng 3,3%, nhưng rủi ro mức tăng trưởng này giảm đi là rất lớn.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho biết nền kinh tế toàn cầu đang bị phân mảnh ngày càng nghiêm trọng và điều này có thể làm giảm tới 7% sản lượng kinh tế toàn cầu. Theo IMF, mức thiệt hại còn có thể lên tới 8-12% ở một số quốc gia, nếu công nghệ bị tách rời.

Báo cáo của tổ chức này cho biết, các liên kết thương mại rời rạc sẽ tác động tiêu cực đến các quốc gia có thu nhập thấp, các thị trường mới nổi và người tiêu dùng nghèo ở các nền kinh tế tiên tiến.

Với việc chia sẻ rủi ro quốc tế ít hơn, sự phân mảnh kinh tế toàn cầu có thể dẫn đến biến động kinh tế vĩ mô cao hơn, khủng hoảng nghiêm trọng hơn và áp lực lớn hơn đối với các vùng đệm quốc gia.

Tình trạng này cũng có thể làm suy yếu khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ các quốc gia đang gặp khủng hoảng và làm phức tạp thêm việc giải quyết các cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai.

Một nhân tố quan trọng khác cũng là rào cản để kinh tế toàn cầu phát triển đó là xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 2-2022 đến tháng 8-2023, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine 66,2 tỉ USD (43,1 tỉ là vũ khí). Hiện Mỹ đã đề xuất Quốc hội phân bổ viện trợ thêm 24 tỉ USD cho Ukraine. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) và các nước Anh, Đức, Nhật Bản, Canada, Ba Lan… đã viện trợ Ukraine hơn 76,7 tỉ USD.

Riêng Ukraine, năm 2023 chi phí quốc phòng dự kiến chi 40 tỉ USD, năm 2024 dự kiến tăng lên 45 tỉ USD. Thâm hụt ngân sách hơn 40 tỉ USD, chi phí tái thiết tối thiểu 411 tỉ USD gấp 3 lần năm 2022. Trong khi đó, Nga cũng phải chi một khoản cao hơn các chi phí trên cộng lại để dồn sức cho cuộc xung đột.

Mặt khác, hàng chục ngàn binh sĩ và người dân của cả hai phía phải chết trong cuộc xung đột này. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng Ukraine bị tàn phá nặng nề phải hàng chục năm sau chưa thể phục hồi.

Đáng quan ngại, nguồn lương thực dồi dào của Ukraine bị bao vây không thể xuất khẩu sang các nước làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung lương thực cho các quốc gia châu Âu và nguồn thu nhập kinh tế của quốc gia này. Yếu tố này cũng đã trực tiếp đẩy giá lương thực tăng cao. Ngược lại, xung đột cũng làm nguồn khí đốt xuất khẩu từ Nga sang EU bị ngưng trệ gây ra tổn thất rất lớn về mặt kinh tế của quốc gia này. Chưa kể các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và các quốc gia khác nhằm vào Nga.

Tiếp sau đó là thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra trên toàn cầu khiến nạn thiếu, đói ở nhiều quốc gia thêm trầm trọng hơn.

Chính những yếu tố trên là nguyên nhân trực tiếp khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm là điều chắc chắn. Đây cũng là tín hiệu xấu cảnh báo kinh tế toàn cầu sẽ gặp khó trong những năm tiếp theo.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.