Thứ Sáu, ngày 26/01/2018 | 08:58
Xung đột leo thang, thiếu lương thực trầm trọng, dịch bệnh hoành hành... đã làm hàng triệu người dân Yemen rơi vào tình cảnh khốn khó cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
Trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện ở Sanaa. Nguồn: AFP/TTXVN
Xung đột ở Yemen khởi đầu và rơi vào hỗn loạn kể từ khi phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cố Tổng thống Ali Abdullah Saleh kiểm soát phần lớn lãnh thổ, trong đó có thủ đô Sanaa. Gần 3 năm qua, chiến tranh và xung đột giữa quân đội chính phủ với phiến quân kéo dài tại Yemen đã khiến khoảng 12.000 người thiệt mạng, trong đó đa số là dân thường, gần 40.000 người bị thương, 3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và 2/3 dân số nước này cần cứu trợ nhân đạo. Xung đột càng leo thang kể từ tháng 3-2015, khi liên minh Arab do Saudi Arabia đứng đầu tiến hành can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ chính phủ được quốc tế công nhận của Tổng thống Yemen Mansour Hadi.
Trước thực trạng trên, nhiều tổ chức và các quốc gia liên quan đã đứng ra làm trung gian để hòa giải mâu thuẫn giữa các bên liên quan, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa thu được kết quả khả quan nào. Đáng quan tâm là các vòng đàm phán hòa bình do Liên Hiệp Quốc bảo trợ giữa các bên đối địch tại Yemen nhưng đến nay vẫn chưa thu được kết quả khả quan nào.
Mới đây, Nga cũng lên tiếng kêu gọi chấm dứt giao tranh tại Yemen và khẳng định quân sự không phải là giải pháp cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm qua giữa phiến quân Houthi và Chính phủ Yemen được Saudi Arabia hậu thuẫn. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấm dứt “càng sớm càng tốt” cuộc xung đột vũ trang ở Yemen và điều quan trọng là các bên tham chiến cần từ bỏ nỗ lực giải quyết xung đột bằng vũ lực. Theo ông Lavrov, Nga sẽ can dự với tất cả các bên ở Yemen để chuyển sang đối thoại chính trị mặc dù tháng trước, Matxcơva tuyên bố đã ngừng sự hiện diện ngoại giao tại Yemen do cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại quốc gia Trung Đông này.
Đề xuất của Nga được Yemen đồng thuận nhưng vẫn chưa có phản hồi từ phía phiến quân Houthi. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Yemen Abdul-Malik al-Mikhlafi cho biết chính phủ hợp pháp ở Yemen ủng hộ giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Yemen Abdul-Malik al-Mikhlafi cho rằng cần có 5 điều kiện để Chính phủ Yemen đàm phán với Houthi bao gồm việc lực lượng Houthi ngừng các tội ác chống lại các chính trị gia và dân thường như một điều kiện tiên quyết, thả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng bắn tên lửa và ngừng tấn công các thành phố.
Đáng quan ngại là cùng với xung đột kéo dài, kể từ tháng 4-2017, Yemen phải đối mặt với dịch tả tồi tệ nhất thế giới với khoảng 5.000 cas nhiễm mỗi ngày và khoảng 15 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước sạch và dịch vụ y tế. Mới đây, điều phối viên phụ trách hoạt động cứu trợ khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc, ông Mark Lowcock cho biết tình hình nhân đạo tại Yemen đang diễn biến ngày một tồi tệ khi hiện có khoảng 22,2 triệu người cần được trợ giúp, tăng 3,4 triệu người so với năm ngoái. Ông Lowcock hối thúc tất cả các quốc gia tài trợ đóng góp cho kế hoạch ứng phó nhân đạo cho Yemen năm 2018 mới được phát động. Kế hoạch này cần 2,96 tỉ USD để trợ giúp cho hơn 13 triệu người trên toàn Yemen trong năm 2018. Hiện tại Saudi Arabia cùng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã cam kết đóng góp gần 1 tỉ USD cũng như khoản cam kết 500 triệu USD từ một số nhà tài trợ trong khu vực.
Ông Lowcock cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa tất cả các cảng biển ở Yemen, trong đó có Hudaydah và Saleef, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ nhân đạo cũng như nhập khẩu lương thực, nhiên liệu và thuốc men. Bởi lẽ, hơn 70% số người dân cần viện trợ sống gần hai cảng biển này. Ông Lowcock cho hay, kể từ khi Hudaydah và Saleef được mở cửa trở lại hồi tháng trước, Liên Hiệp Quốc và các đối tác đã vận chuyển được khối lượng lớn lương thực, thuốc men và nhiên liệu cho những người cần trợ gúp.
Tuy nhiên, những khoản cứu trợ trên chỉ đáp ứng được một phần số lượng người dân đói, khát và bị nhiễm dịch bệnh ở nước này. Yemen hiện rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử là nhận xét không sai kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của giới quan sát.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.