Điểm nghẽn nào “bó chân” du lịch ?

Thứ Hai, ngày 20/03/2023 | 10:34

Một năm kể từ ngày Việt Nam mở cửa du lịch trở lại sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch cả nước đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Song hoạt động du lịch vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, cần được tháo gỡ sớm để đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển, thu hút khách du lịch quốc tế.

Nhiều ý kiến cho rằng, nước ta cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế.

Phục hồi nhưng chưa đạt kỳ vọng

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa hoàn toàn du lịch và là một trong 62 quốc gia trên thế giới dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan đến dịch Covid-19. Từ tháng 3-2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại và thị trường nội địa cũng nhanh chóng phục hồi, phát triển mạnh. Tuy nhiên, tổng thu từ khách du lịch năm 2022 của nước ta chỉ đạt 66% so với trước khi có dịch vào năm 2019. Hoạt động phục hồi và phát triển du lịch của nước ta được cho là “đi trước nhưng về chậm” so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tại Hội nghị toàn quốc về du lịch mới đây, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, chỉ rõ: “Phát triển du lịch của nước ta hiện chưa cân xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống văn hóa lịch sử của chúng ta. Ngành du lịch của nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, vươn lên nên mức độ chuyên nghiệp còn hạn chế, chất lượng du lịch, sản phẩm du lịch chưa thật sự hấp dẫn. Kết nối cung - cầu du lịch, giản tiện cho khách du lịch còn hạn chế. Mức độ chi tiêu của khách du lịch tăng trưởng chưa cao. Thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú, y tế còn những điểm bất cập. Việc hoạch định chiến lược về thị trường, đối tác còn hạn chế, chưa kịp thời điều chỉnh trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực hiện nay”.

Doanh nghiệp và người dân được xác định là chủ thể quan trọng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành du lịch, đặc biệt là nhân lực giàu chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế. Liên kết du lịch giữa các vùng, các địa phương, các ngành còn thấp, mang tính hình thức và hiệu quả chưa cao. Các cơ chế, chính sách phát triển du lịch còn hạn chế, chưa thực sự gợi mở để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.

Thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam là mục tiêu trọng tâm của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới, nhưng hoạt động này hiện đang gặp nhiều trở ngại. Theo ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Vietnam Airlines: “Cho đến nay, tất cả các hãng hàng không Việt Nam, trong đó có Vietnam Airlines, đã mở lại tất cả các đường bay quốc tế, mở thêm 2 khu vực thị trường mới trong giai đoạn dịch bệnh là Ấn Độ và Mỹ, mở thêm 2 đường bay. Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta vẫn thấp. Vì vậy, hệ số sử dụng của các hãng hàng không Việt Nam trên các đường bay quốc tế chỉ đạt khoảng 60-64%”. Thêm vào đó, một số chính sách, điều kiện cấp thị thực của nước ta hiện nay chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch khi chọn Việt Nam làm điểm đến.

Năm 2023, ngành du lịch đề ra mục tiêu lượng khách du lịch quốc tế đạt 8 triệu lượt, gấp gần 2,3 lần so với năm 2022. Đây là một mục tiêu khá lớn trong bối cảnh hiện tại, đặt ra nhiều thách thức cho ngành du lịch nước ta  năm nay.

Cần trợ lực gì để du lịch tăng tốc ?

Sau khi du lịch được mở cửa trở lại, Quảng Ninh là một trong những địa phương có tốc độ phục hồi khá ấn tượng. Năm 2022, tổng lượng khách du lịch của tỉnh đạt 11,6 triệu lượt, tăng 164,6% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế đạt 304.000 lượt, mang lại cho tỉnh nguồn thu gần 22.600 tỉ đồng. 2 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách du lịch của tỉnh đã đạt trên 3,3 triệu lượt. Để có được kết quả ấn tượng đó, Quảng Ninh đã có sự đổi mới tư duy phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng và chủ động xúc tiến, quảng bá du lịch. Đặc biệt, tỉnh này còn tích cực chuyển hướng cơ cấu sản phẩm, hướng tới thị trường du lịch cao cấp, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch xanh, du lịch bền vững.

Tương tự tỉnh Quảng Ninh, Lâm Đồng đang từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng du lịch của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 147 dự án du lịch với tổng vốn đầu tư là 54.000 tỉ đồng. Ông Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Thời gian gần đây và sắp tới, chúng tôi tập trung khai thác các sản phẩm du lịch mới như du lịch khám phá thiên nhiên; du lịch văn hóa, giáo dục và khoa học; du lịch mạo hiểm; du lịch canh nông; du lịch cắm trại;... Chúng tôi trực tiếp xác định những đề án và Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 18 về phát triển du lịch chất lượng cao”. Nhờ đó, Lâm Đồng trở thành địa phương đi trước cả nước trong việc khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới.

Từ thực tế thành công của hai địa phương trên, có thể thấy để đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch, nước ta cần có sự chuyển biến, thích nghi nhanh và bền vững trong bối cảnh hiện nay. Để thu hút lượng lớn khách quốc tế, Việt Nam cần cung cấp những sản phẩm du lịch mà họ cần, thay vì những sản phẩm mà chúng ta đang có như hiện tại. Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã mở cửa hàng miễn thuế dưới phố đầu tiên ở Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng để phát triển du lịch mua sắm; Tập đoàn BRG đầu tư phát triển du lịch golf hay Công ty Oxalis Adventure đi đầu trong việc tổ chức loại hình du lịch mạo hiểm. Đó đều là những sản phẩm du lịch giàu tiềm năng, cần được tập trung khai thác để nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, có chất lượng cao, rất cần sự quan tâm, trợ lực của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách gợi mở và hoạt động cụ thể, thiết thực. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, kiến nghị: “Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Nghị quyết số 08 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, có một số việc cần làm ngay như chuyển giá điện của các cơ sở lưu trú du lịch, các ưu đãi về thuế sử dụng đất của các cơ sở du lịch. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch lớn trên thế giới được thành lập doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam và được thực hiện tất cả các dịch vụ du lịch. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cần hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho Hiệp hội Du lịch tổ chức văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở các thị trường trọng điểm...”.

Bên cạnh đó, với vai trò là chủ thể trong phát triển du lịch, doanh nghiệp và người dân cũng cần quan tâm, thể hiện vai trò, trách nhiệm trong hoạt động du lịch. Khai thác có hiệu quả các lợi thế sẵn có. Phát triển du lịch dựa trên cơ sở giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc. Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, vui tươi để Việt Nam thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Làm cho khách du lịch quốc tế khi đến đây sẽ muốn quay trở lại nhiều lần nữa. Qua đó, giúp nước ta đạt mục tiêu thu hút 8 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2023 và tiếp tục tăng trưởng nhanh những năm tiếp theo.

Thống kê năm 2022, nước ta đã đón 3,5 triệu khách quốc tế, đạt 70% so với kế hoạch. Thị trường du lịch nội địa có tốc độ phục hồi nhanh và mạnh. Năm 2022 lượng khách nội địa ước đạt 101,3 triệu lượt, tăng hơn 1,6 lần so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách. Năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495 nghìn tỉ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch và đạt 66% so với trước khi có dịch vào năm 2019. Năm 2023, ngành du lịch đặt mục tiêu lượng khách du lịch quốc tế đạt 8 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 650 nghìn tỉ đồng. Đến năm 2025, ngành du lịch phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch.

 

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Định hướng phát triển du lịch gắn với các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer

08:36 21/11/2024

(HG) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp UBND huyện Long Mỹ tổ chức Tọa đàm “Phát triển du lịch gắn với các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu du lịch, văn hóa Khmer, doanh nghiệp du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ…

Mười điểm du lịch của tỉnh được thiết kế hình ảnh 3D/360 để quảng bá

08:22 28/10/2024

(HG) - Đây là hoạt động nằm trong Dự án Xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch

08:26 23/10/2024

Là trung tâm của tỉnh Hậu Giang, tiềm lực về du lịch của thành phố Vị Thanh rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác.

Infographic: Du lịch thành phố Vị Thanh - Thành phố bên dòng Xà No

09:03 16/10/2024

Infographic: Du lịch Thành phố Vị Thanh - thành phố bên dòng Xà No hiền hòa, thơ mộng...

Thực hiện dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong với diện tích gần 3.000ha

08:07 08/10/2024

(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Tổng diện tích dự án khoảng 2.945ha; dân số dự kiến 300.000 người. Quy mô phục vụ du lịch 10.000 lượt khách/ngày. Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong được kiến tạo với sứ

Hòa mình vào thiên nhiên tại Khu du lịch Mùa Xuân

07:56 08/10/2024

Khu du lịch sinh thái Mùa Xuân, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, là điểm đến lý tưởng giúp du khách vừa được hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn trời mây, nghe tiếng chim hót líu lo.

Kỳ vọng đưa du lịch vươn xa

07:16 30/09/2024

Tọa đàm “Tham vấn ý tưởng, giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn huyện Châu Thành A” năm 2024 đã đưa ra nhiều đề xuất với kỳ vọng phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Huyện Châu Thành A tổ chức tọa đàm về phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn

08:41 26/09/2024

(HGO) – Tại Khu văn hóa đa năng Hưng Đạo, ấp Nhơn Thuận 1A, thị trấn Một Ngàn, UBND huyện Châu Thành A vừa tổ chức Tọa đàm “Tham vấn ý tưởng, giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn huyện Châu Thành A” năm 2024, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các chuyên gia, công ty du lịch lữ hành và các cơ sở du lịch trên địa bàn huyện.

INFOGRAPHIC: ĐẾN HẬU GIANG ĂN GÌ ?

08:39 25/09/2024

INFOGRAPHIC: ĐẾN HẬU GIANG ĂN GÌ ?

Bình chọn cho 4 “Điểm đến du lịch hấp dẫn” của Hậu Giang

10:02 20/09/2024

(HG) - Với chủ đề “Nâng tầm điểm đến - Kết nối hành trình”, chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL” năm 2024,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:00 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.