Thứ Sáu, ngày 15/04/2022 | 08:38
Trên bản đồ du lịch cả nước và khu vực ĐBSCL, du lịch Hậu Giang chưa có chỗ đứng xứng tầm. Tuy nhiên, tỉnh nhà đã có những định hướng cụ thể từ chính sách đến cách làm để vực dậy “ngành công nghiệp không khói” này. Vậy tỉnh nhà đã đầu tư những gì? Hướng đi để tạo sự bứt phá cho du lịch của vùng đất tuổi đôi chín Hậu Giang được định hướng ra sao?
Hậu Giang không thiếu điểm đến ấn tượng và hấp dẫn, vấn đề ở đây là làm sao để khai thác trọn vẹn những tiềm năng đó và tạo nét riêng cho du lịch tỉnh nhà. Đồ họa: LÝ ANH LAM
Từng bước “khơi dòng chảy”…
Trong khu vực ĐBSCL, Hậu Giang được đánh giá có tài nguyên tự nhiên đa dạng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo nên những khoảng không gian dài, trải rộng với vườn, ruộng bao la, thích hợp khai thác du lịch nông nghiệp, sinh thái cảnh quan sinh thái thích hợp để khai thác du lịch sinh thái, nông nghiệp. Tài nguyên nhân văn cũng là điểm đáng chú ý, với hệ thống trên 15 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và quốc gia, thích hợp phát triển du lịch về nguồn. Ngoài ra, còn có một số công trình văn hóa tôn giáo, làng nghề truyền thống và ẩm thực với các đặc sản rất riêng.
Bước đầu, du lịch Hậu Giang đã tập trung khai thác theo hướng phát huy sản phẩm sẵn có, từng bước đầu tư hạ tầng du lịch: 35 tỉ đồng cho tuyến đường vào Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng; 10 tỉ đồng đầu tư, nâng cấp tuyến đường vào địa điểm Cây di sản Lộc Vừng; đường vào Đền thờ Bác Hồ (đoạn từ xã Xà Phiên đến Đền thờ) với tổng mức đầu tư 80 tỉ đồng; xây dựng cầu tàu du lịch (thành phố Vị Thanh) với vốn đầu tư 7 tỉ đồng… Hiện tại, một số dự án trọng điểm đang đẩy nhanh tiến độ, như Khu du lịch sinh thái Việt - Úc (huyện Vị Thủy), tổ hợp khách sạn “4 sao” Sojo (thành phố Vị Thanh)… Đây là những dự án được đánh giá cao về lợi thế giao thông cùng việc tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ sẽ là điểm đến hấp dẫn, chất lượng cao. Cùng với đó, có một số nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu về Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, một số dự án du lịch trên địa bàn thành phố Vị Thanh để nghiên cứu đầu tư.
Còn điểm sáng của năm nay là sản phẩm Tàu du lịch Xà No - một trong hai sản phẩm du lịch đầu tiên, khai thác tuyến kênh xáng Xà No, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Hậu Giang cũng đang nỗ lực phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp trên địa bàn Châu Thành A, mạnh dạn khai thác du lịch cộng đồng, làng nghề. Tỉnh nhà đã thu hút một số nhà đầu tư, người dân tham gia phát triển du lịch, có thể kể đến: Bảo Gia Farm Camping, Bamboo Garden, Trại sữa dê Ngọc Đào, Tàu du lịch Xà No, Homstay Miệt Vườn, Homestay Mương Đình...
Cùng với đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch sẵn có, tỉnh có nhiều chuyến học hỏi, trải nghiệm những sản phẩm du lịch nổi bật ở các tỉnh, thành trong khu vực, cũng như các vùng, miền trong cả nước, tổ chức hội thảo, tọa đàm về du lịch để lắng nghe, đúc kết, học tập những cách làm du lịch hiệu quả, tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, mời gọi các nhà đầu tư khai thác du lịch…
Trở thành 1 trong 4 trụ cột phát triển của tỉnh nhà
Xác định từng bước đầu tư, khai thác du lịch một cách bài bản, nên Hậu Giang quan tâm có chiều sâu, tạo nhiều điều kiện để du lịch phát triển. Nếu như năm 2014, Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã đánh dấu cột mốc quan trọng để du lịch Hậu Giang chuyển mình, đi lên từ xuất phát điểm rất thấp, thì giờ du lịch tiếp tục được đưa vào 4 trụ cột chính để tập trung đầu tư trong Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Vào năm 2019, Nghị quyết số 26 của HĐND Quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2024 ra đời, tiếp tục tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được thụ hưởng, tiếp cận hỗ trợ khi xây dựng sản phẩm, công trình phục vụ du lịch…
Như vậy, du lịch đã là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm, có sự chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ và sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấp có liên quan, tiếp tục mở ra nhiều cơ hội mới để “ngành công nghiệp không khói” phát triển. Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Việc quan tâm đến lĩnh vực du lịch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đã tạo điều kiện cho lĩnh vực này từng bước phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây mới, nâng cấp, nhất là hạ tầng giao thông, là điều kiện thuận lợi để du lịch mở hướng, khai thông. Việc tập trung khai thác du lịch sinh thái, cộng đồng bước đầu đã mang lại hiệu quả; hoạt động xúc tiến, đầu tư, kết nối để phát triển du lịch có nhiều tín hiệu khả quan. “Chúng tôi đang nỗ lực kết nối, quảng bá tiềm năng, lợi thế các dự án Hậu Giang đang ưu tiên đầu tư, để tìm đối tác. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, khai thác lĩnh vực du lịch. Tôi hy vọng rằng, bức tranh về du lịch Hậu Giang sẽ ngày càng sáng hơn”, bà Lý nhấn mạnh.
Vượt sóng vươn xa - “Cần thuyền lớn, những tay chèo mạnh và thuyền trưởng”…
Dù được xem là đúng hướng, nhưng đến thời điểm này, du lịch Hậu Giang vẫn là cái tên rất nhỏ trên bản đồ du lịch vùng và cả nước. Khi chưa kịp phát triển thì đại dịch làm trì trệ gần như mọi thứ, du lịch Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung đều bị ảnh hưởng. Do đó, đây là lúc phải xác định rõ hướng đi để tạo sự bứt phá, tăng tốc với du lịch.
Các chuyên gia về du lịch cho rằng, tiềm năng đa dạng, nhưng Hậu Giang chịu chung sự “na ná” nhau của các sản phẩm du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, mà nhiều tỉnh, thành trong khu vực đã khai thác từ khá lâu, tạo được hiệu ứng tốt như ở Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang… Hệ thống hạ tầng du lịch Hậu Giang cũng chưa được đầu tư hoàn thiện, sản phẩm du lịch chưa mang tính đặc trưng, thiếu sự khác biệt.
Điều này cho thấy du lịch Hậu Giang đang rất cần có sự đầu tư đồng bộ, bằng tư duy sáng tạo, để có góc nhìn mới lạ, sau khi có một thời gian nghiên cứu, lắng nghe để có một hướng đi phù hợp. Hậu Giang đã tự làm mất đi cơ hội rất hiếm khi di dời Chợ nổi Ngã Bảy và giờ, dù có bảo tồn, phục hồi cũng khó lòng lấy lại thương hiệu này.
Từng khảo sát, trải nghiệm du lịch Hậu Giang, ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty dịch vụ du lịch Vòng Tròn Việt, cho rằng: Để du lịch Hậu Giang phát triển, cần chủ động khai thác tính liên kết vùng, xây dựng những sản phẩm du lịch nổi trội, quà tặng độc đáo, ẩm thực đặc trưng; quy hoạch lại các điểm đến theo tua, xâu chuỗi các loại hình sinh thái - tâm linh - lịch sử - làng nghề; nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú… Khi triển khai các hoạt động và giải pháp nâng tầm du lịch, cần tránh tối đa bê tông hóa các điểm du lịch sinh thái, để tạo cho du khách cảm giác được sống trong không khí yên bình của vùng quê!
Cũng đúng với thực tế của một tỉnh nghèo, những năm qua, dù có nhiều chính sách tiếp sức cho du lịch phát triển, nhưng để tập trung toàn lực thì vẫn chưa, do còn nhiều lĩnh vực bức thiết hơn, đòi hỏi phải tập trung đầu tư. Và giờ đã đến lúc du lịch cần được đầu tư đồng bộ, tập trung nhưng đầu tư cho du lịch thì không thể một sớm một chiều… Đặc biệt là phải xây dựng sản phẩm du lịch mang nét riêng, không hòa lẫn.
Hậu Giang đã mất đi sản phẩm Chợ nổi Ngã Bảy, nhưng vẫn còn Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Đây là sản phẩm độc đáo, nếu khai thác đúng, sẽ là một sản phẩm thật sự khác biệt. Hiện tại, tỉnh đang từng bước gỡ khó, để có thể đầu tư khai thác du lịch tại đây.
Các huyện, thị, thành cũng xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, góp phần tạo nên sự quan tâm thống nhất, đồng bộ. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, chia sẻ định hướng của địa phương: “Chúng tôi luôn tạo điều kiện do doanh nghiệp làm du lịch đến tìm hiểu, đầu tư, khai thác. Hiện trên địa bàn có doanh nghiệp đầu tư du lịch, đang từng bước hoàn thiện như Bảo Gia Farm Camping với quy mô gần 9ha, Làng bè Hai Khanh ở xã Đông Thạnh. Huyện còn dự kiến xây dựng Làng du lịch mai vàng ở xã Đông Phú và một số dự án du lịch sinh thái trên địa bàn, tiếp tục kêu gọi đầu tư. Thời gian qua, có một số doanh nghiệp đến tìm hiểu các dự án du lịch sinh thái, để nghiên cứu, đầu tư”.
Không riêng gì huyện Châu Thành, nhiều địa phương trong tỉnh từ Phụng Hiệp, Châu Thành A, Vị Thủy… đều đã xác định được thế mạnh và có sự đầu tư cho du lịch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tư và người dân tại chỗ quan tâm, cộng hưởng cùng phát triển. Tuy nhiên, đây là lúc phải nói đến câu chuyện giữa cái riêng và thống nhất trong tỉnh; giữa tìm kiếm đặc trưng cho sản phẩm từng huyện, thị, thành phố và cách kết nối tua tuyến trên bản đồ du lịch tỉnh nhà.
Nói đến khó khăn, có lẽ Hậu Giang gặp đâu… cũng khó, bởi cơ sở hạ tầng, các khu, điểm du lịch cũng chưa được đầu tư hoàn thiện, sản phẩm du lịch ít ỏi, chưa có sự khác biệt và môi trường khai thác du lịch cũng chưa sôi động, chưa có sự cạnh tranh để thu hút khách. Từ đó, chưa có được những tua, tuyến thật sự ấn tượng, tạo được sự quan tâm và kết nối tua của các đơn vị lữ hành. Nhưng một khi lĩnh vực du lịch đã được đặc biệt quan tâm, trở thành 1 trong 4 lĩnh vực lớn để tập trung đầu tư, phát triển, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, thì du lịch tỉnh nhà coi như đã có “tàu to” và những “tay chèo mạnh”, giờ cần thêm “thuyền trưởng” chỉ huy để vượt sóng vươn xa…
Lần đầu tiên tổ chức phiên giải trình liên quan đến chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh nhà: Cơ hội để định hướng và đầu tư mạnh hơn cho du lịch
Lúc 8 giờ ngày 15-4, HĐND tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức phiên giải trình “Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2024 theo nghị quyết của HĐND tỉnh” (Nghị quyết số 26), truyền hình trực tiếp trên HGTV. Đây là lần đầu tiên có phiên giải trình liên quan trực tiếp đến lĩnh vực du lịch, nhằm đánh giá khách quan, đầy đủ kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện chính sách. Từ đó, có những giải pháp tháo gỡ, tiếp tục tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân làm du lịch hiểu đúng, hiểu đủ, dễ dàng tiếp cận chính sách này.
Nghị quyết số 26 ban hành năm 2019 quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2024. Điều kiện hỗ trợ là những dự án đầu tư mới. Trong đó, đầu tư khách sạn từ “3 sao”, “4 sao” và “5 sao” trở lên, với mức hỗ trợ từ 1,5 tỉ đồng đến tối đa 4 tỉ đồng; xây dựng nhà hàng kết hợp bán hàng đặc sản, hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng/1 dự án; xây khu mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch: tối đa 100 triệu đồng/1 dự án; phát triển du lịch cộng đồng: hỗ trợ từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng/1 dự án; hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay để phát triển du lịch cộng đồng cho nội dung vay không quá 2 tỉ đồng… |
2 năm liên tục doanh thu từ du lịch giảm
Năm 2019, tổng lượt khách tham quan đến Hậu Giang là 486.000 lượt, trong đó, khách quốc tế là 24.000 lượt, doanh thu 171 tỉ đồng. Hai năm 2020 và 2021, do dịch bệnh nên lượng khách giảm mạnh giảm từ 36% đến 47% so với năm 2019, doanh thu cũng giảm từ 35% đến 56%... Quý I năm nay, toàn tỉnh đón khoảng 62.550 lượt khách, tổng doanh thu trên 28 tỉ đồng.
Toàn tỉnh hiện có 101 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 1 khách sạn 2 sao và 5 khách sạn 1 sao; 2 điểm mua sắm, 1 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch, 1 tàu nhà hàng; 21 điểm tham quan du lịch. |
VĨNH TRÀ
20:11 04/12/2024
(HG) - Năm 2024, lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện Phụng Hiệp phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng hoạt động. Theo thống kê từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, trên địa bàn huyện hiện có 16 điểm tham quan du lịch, tăng 6 điểm so với năm rồi, được phân bố ở 9/15 xã, thị trấn. Năm nay, việc đầu tư mới cũng như mở rộng các
15:36 29/11/2024
Tối ngày 28/11, trong không khí vui tươi, sôi nổi nhưng không kém phần trang trọng, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề Long An - Khát vọng sông Vàm chính thức khai mạc.
18:30 28/11/2024
Với lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa, huyện Phụng Hiệp đang tập trung triển khai nhiều hoạt động, giải pháp để khai thác tiềm năng về du lịch, với kỳ vọng đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong tương lai.
08:36 21/11/2024
(HG) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp UBND huyện Long Mỹ tổ chức Tọa đàm “Phát triển du lịch gắn với các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu du lịch, văn hóa Khmer, doanh nghiệp du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ…
08:22 28/10/2024
(HG) - Đây là hoạt động nằm trong Dự án Xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
08:26 23/10/2024
Là trung tâm của tỉnh Hậu Giang, tiềm lực về du lịch của thành phố Vị Thanh rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác.
09:03 16/10/2024
Infographic: Du lịch Thành phố Vị Thanh - thành phố bên dòng Xà No hiền hòa, thơ mộng...
08:07 08/10/2024
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Tổng diện tích dự án khoảng 2.945ha; dân số dự kiến 300.000 người. Quy mô phục vụ du lịch 10.000 lượt khách/ngày. Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong được kiến tạo với sứ
07:56 08/10/2024
Khu du lịch sinh thái Mùa Xuân, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, là điểm đến lý tưởng giúp du khách vừa được hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn trời mây, nghe tiếng chim hót líu lo.
07:16 30/09/2024
Tọa đàm “Tham vấn ý tưởng, giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn huyện Châu Thành A” năm 2024 đã đưa ra nhiều đề xuất với kỳ vọng phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
10:38 10/12/2024
Trong phiên họp thứ hai (thảo luận tổ) kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm phát biểu thảo luận nhiều vấn đề dân sinh và phát triển bền vững tỉnh nhà.
09:06 10/12/2024
Năm 2024, Hậu Giang tiếp tục tạo điểm sáng với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,76%, đứng thứ hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ hạng cao trong cả nước;
08:50 10/12/2024
(HG) - Phiên họp thứ nhất Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 23 (Kỳ họp cuối năm 2024) diễn ra vào ngày 9-12, thông qua 12 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND, các cơ quan tư pháp tỉnh năm 2024 và một số báo cáo chuyên đề.
08:48 10/12/2024
Những ngày cuối năm, các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bất chấp thời tiết bất lợi, các kỹ sư và công nhân thi công vẫn làm việc với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”.