Thứ Sáu, ngày 20/10/2023 | 08:50
Tận dụng thế mạnh vùng sông nước để phát triển du lịch là một trong những định hướng đúng, giúp Hậu Giang từng bước định hình và xây dựng những sản phẩm đặc thù, tạo nét riêng ấn tượng.
Du lịch đường thủy ở Hậu Giang sẽ được khai thác căn cơ, chuyên nghiệp, bài bản hơn. Ảnh: TRUNG QUÂN
Thêm cơ hội để phát huy tiềm năng
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn, để tiếp tục có thêm nhiều điều kiện khai thác và phát huy lợi thế về hệ thống sông ngòi, kênh rạch, qua đó xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đường thủy, xây dựng sản phẩm du lịch mới, tăng tính trải nghiệm. Hình thành dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, còn là việc liên kết, xây dựng các tua nội tỉnh và liên tỉnh, đầu tư hạ tầng, dịch vụ du lịch, để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử phục vụ phát triển du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Yêu cầu đặt ra là phát triển du lịch đường thủy gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, quy hoạch của tỉnh...
Kênh xáng Xà No được xem là “Con đường lúa gạo” của vùng Tây sông Hậu, là tuyến đường thủy quốc gia Cà Mau - Thành phố Hồ Chí Minh. Đây còn là tuyến huyết mạch bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng của sông Cần Thơ, đoạn qua Phong Điền, tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang), trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang). Trên đoạn đường khoảng 40km đó, nét độc đáo chính là cảnh quan, đặc biệt là đoạn ngang trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang.
Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Chúng tôi đã thấy được nếu khai thác thế mạnh vùng sông nước, du lịch Hậu Giang sẽ thêm khởi sắc. Từ đó, chúng tôi tổ chức chuyến khảo sát tuyến du lịch trên kênh xáng Xà No, gặp gỡ các chuyên gia, đơn vị lữ hành để lắng nghe những chia sẻ, định hướng xây dựng tua, tuyến trên tuyến sông. Chúng tôi mạnh dạn tham mưu xây dựng kế hoạch này và cũng nhiều lần tham khảo các ý kiến đóng góp của các sở, ngành, địa phương để cho kế hoạch có chiều sâu và sát thực tế. Kế hoạch được ban hành tiếp tục là điều kiện để du lịch phát triển từ việc tận dụng lợi thế, tiềm năng để khai thác”.
Khi có kế hoạch bài bản, căn cơ sẽ khai thác thành công
Sản phẩm du lịch đường sông luôn có sức hấp dẫn riêng, từng nhiều lần khảo sát các điểm đến Hậu Giang, ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, nhận định: Hậu Giang đang đi đúng hướng khi từng bước khai thác thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch. Câu chuyện về kênh xáng Xà No từ khi được đào cách đây hơn trăm năm, câu chuyện về địa danh Xà No, câu chuyện lịch sử trong trang sách của nhà văn Sơn Nam... Tất cả đều là sự khác biệt và độc đáo không giống bất cứ nơi đâu. Để trở thành sản phẩm du lịch, đòi hỏi có sự vào cuộc quyết liệt, sự hợp tác của các đơn vị lữ hành, truyền thông và điều quan trọng nhất là góc nhìn mới lạ, khác biệt để tạo nên điểm nhấn của những người làm du lịch”.
Trong kế hoạch phát triển du lịch đường thủy, khai thác tuyến kênh xáng Xà No là ưu tiên hàng đầu và được thực hiện ngay, cùng với việc xây dựng bến tàu, trên tuyến sông Cái Côn gắn với Chợ nổi Ngã Bảy.
Phấn đấu giai đoạn 2025-2030 sẽ có 2 bến tàu trên tuyến kênh xáng Xà No và tuyến dọc sông Hậu, hình thành đội tàu phục vụ khách du lịch trên tuyến du lịch đường thủy; liên kết các tuyến du lịch đường thủy với các tỉnh, thành lân cận như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang... Từ đó, 3 sản phẩm du lịch chính sẽ được tập trung đầu tư là tuyến du lịch kênh xáng Xà No, tuyến sông Cái Côn gắn với Chợ nổi Ngã Bảy và tuyến gắn với sông nước miệt vườn, bảo tồn cảnh quan đặc trưng sông nước dọc sông Hậu.
Nhiệm vụ và giải pháp cũng đã được đặt ra, từ việc phát triển sản phẩm du lịch đến đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ cho các sản phẩm này đồng thời đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch đường thủy. Công tác tuyên truyền, quảng bá cũng được đặc biệt quan tâm, vừa tăng cường tuyên truyền, quảng bá sâu rộng, vừa phối hợp với các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh kết nối tua, tuyến du lịch đường thủy kết hợp với đường bộ đưa khách tham quan các vườn cây ăn trái, các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống...
Kinh phí để thực hiện kế hoạch này là trên 58,5 tỉ đồng, kinh phí được tính toán cụ thể sẽ là điều kiện quan trọng, để từng nội dung trong kế hoạch được thực hiện thuận lợi, bài bản, đúng tiến độ thời gian và đạt chất lượng theo yêu cầu.
Trung tuần tháng 11 tới, tàu du lịch Xà No hoạt động trở lại Lãnh đạo tỉnh vừa cùng các sở, ngành có liên quan, đã có chuyến kiểm tra thực tế việc sửa chữa, cải tạo lại tàu du lịch Xà No, tại Xưởng cơ khí thuộc Công ty TNHH MTV 622, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Tàu du lịch Xà No sẽ được sơn, sửa, cải tạo không gian từng tầng, tổng kinh phí sửa chữa và trang thiết bị hơn 2,2 tỉ đồng. Đảm bảo trung tuần tháng 11 tới, tàu hoạt động trở lại, chuẩn bị phục vụ cho các sự kiện lớn, sẽ diễn ra vào dịp cuối năm. |
VĨNH TRÀ
20:11 04/12/2024
(HG) - Năm 2024, lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện Phụng Hiệp phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng hoạt động. Theo thống kê từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, trên địa bàn huyện hiện có 16 điểm tham quan du lịch, tăng 6 điểm so với năm rồi, được phân bố ở 9/15 xã, thị trấn. Năm nay, việc đầu tư mới cũng như mở rộng các
15:36 29/11/2024
Tối ngày 28/11, trong không khí vui tươi, sôi nổi nhưng không kém phần trang trọng, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề Long An - Khát vọng sông Vàm chính thức khai mạc.
18:30 28/11/2024
Với lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa, huyện Phụng Hiệp đang tập trung triển khai nhiều hoạt động, giải pháp để khai thác tiềm năng về du lịch, với kỳ vọng đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong tương lai.
08:36 21/11/2024
(HG) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp UBND huyện Long Mỹ tổ chức Tọa đàm “Phát triển du lịch gắn với các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu du lịch, văn hóa Khmer, doanh nghiệp du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ…
08:22 28/10/2024
(HG) - Đây là hoạt động nằm trong Dự án Xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
08:26 23/10/2024
Là trung tâm của tỉnh Hậu Giang, tiềm lực về du lịch của thành phố Vị Thanh rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác.
09:03 16/10/2024
Infographic: Du lịch Thành phố Vị Thanh - thành phố bên dòng Xà No hiền hòa, thơ mộng...
08:07 08/10/2024
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Tổng diện tích dự án khoảng 2.945ha; dân số dự kiến 300.000 người. Quy mô phục vụ du lịch 10.000 lượt khách/ngày. Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong được kiến tạo với sứ
07:56 08/10/2024
Khu du lịch sinh thái Mùa Xuân, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, là điểm đến lý tưởng giúp du khách vừa được hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn trời mây, nghe tiếng chim hót líu lo.
07:16 30/09/2024
Tọa đàm “Tham vấn ý tưởng, giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn huyện Châu Thành A” năm 2024 đã đưa ra nhiều đề xuất với kỳ vọng phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
19:39 11/12/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 11-12, Tỉnh ủy tổ chức Lễ trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nghiêm Xuân Thành (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang)
18:18 11/12/2024
(HG) - Chiều ngày 11-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang;
16:01 11/12/2024
(HG) - Sáng ngày 11-12, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm và làm việc với Công ty TNHH Number One Hậu Giang tại Khu công nghiệp Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.