Thứ Tư, ngày 31/07/2019 | 00:04
Chỉ từ hai cây siro của một nhà vườn ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang, đã tạo nên điểm nhấn du lịch nông nghiệp. Châu thổ cuối nguồn Mekong cần được “đánh thức” từ những tài nguyên bản địa do chính tay người nông dân tạo dựng.
Một góc Khu du lịch sinh thái Việt - Úc.
Từ cột mốc số không
Tháng 7-2019, xứ Gò Công, tỉnh Tiền Giang bỗng được nhiều khách du lịch khắp cả nước chú ý, bởi con đường với những hàng cây siro trái chín đỏ mọng. Chủ nhân của hàng cây siro chính là ông Nguyễn Văn Vũ (Chín Vũ), một nông dân ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Những ngày tháng 7, nhà ông Vũ đầy khách du lịch đến tham quan. Cách đây khoảng 6 năm, ông Chín Vũ trồng hai cây siro làm kiểng trước cổng. Cây hạp đất phát triển nhanh, ông nhân ra hàng chục gốc bao bọc thành hàng rào siro chín mọng. Giờ ông Chín Vũ, một nông dân bản địa thành hướng dẫn viên du lịch. Niềm nở đón tiếp, chủ vườn nhiệt tình giới thiệu những sản phẩm từ trái siro. Khách đến tham quan, chụp ảnh, rồi thưởng thức vị lạ của ly siro giữa không gian xanh mát.
Câu chuyện của lão nông Chín Vũ ở Gò Công như một điển hình tiêu biểu cho nhận định của ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt (chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL): “ĐBSCL là đồng bằng đẹp hàng đầu châu Á. Nơi đây có khí hậu tốt, với đồng lúa, vườn cây, làng xóm đẹp. Cùng với hệ thống sông ngòi, rừng ngập mặn và các khu bảo tồn là điều kiện lý tưởng để làm du lịch nông nghiệp”.
Nhận ra những tiềm năng du lịch nông nghiệp, trong tháng 7-2019, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức một hội thảo để tìm cách giúp nông dân chung tay làm du lịch nông nghiệp. Từ hội thảo này, nhiều người biết đến những tiềm năng du lịch nông nghiệp độc đáo của Hậu Giang, như: Khu du lịch sinh thái tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân; Khu du lịch sinh thái Việt - Úc - Hậu Giang; Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng… Ông Stiermann Marrin, Giám đốc khu nghỉ dưỡng Ricefield Logge ở xã Trường Long, huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ), khi đi thực tế tại Lung Ngọc Hoàng đã nhiều lần thốt lên: “tuyệt vời”. Ông nói: “Tôi nghĩ Lung Ngọc Hoàng đẹp hàng đầu Việt Nam. Tôi đã đi nhiều nơi ở Việt Nam nhưng chưa nơi nào tôi thấy có cảnh quan tuyệt vời như thế này”.
Cách đây không lâu, có dịp cùng anh Bảy Chánh (Trần Công Chánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang) tham quan Lung Ngọc Hoàng mà cứ ngỡ như đi vào vùng lõi của rừng U Minh Thượng. Nhiều người gọi Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là “lá phổi xanh” của ĐBSCL. Với diện tích trên 2.800ha, đây là vùng đất rất đặc biệt khi có hơn 500 loài cây, con sinh sống. Trong số đó rất nhiều loại thuộc dạng quý hiếm. Người dân sống gần Lung Ngọc Hoàng có cách giải thích rất đơn giản: “Do lung lớn quá, đi mãi không hết, ban đầu dân địa phương gọi là “Lung Trời”. Dần dà có người cách điệu gọi Lung Ngọc Hoàng”! Quơ tay vớt mấy cọng rong trứng, chỉ tay lên phía bờ, anh Bảy Chánh nói với mọi người trên xuồng: “Đây là cột mốc số không - nơi đất có cao độ thấp nhất châu thổ”! Thấy tôi và vài đồng nghiệp có vẻ chưa thông về câu nói, lát sau anh Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng giải thích thêm: “Khu đất đó là rốn của rốn. Nếu toàn diện tích Lung Ngọc Hoàng thuộc diện có cao độ thấp nhất trong vùng. Thì chỗ anh Bảy chỉ là nơi đất trũng nhất trong khu bảo tồn”.
Trong chuyến đi đó, anh Bảy Chánh đã nhắc khéo anh Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng một ý: “Làm du lịch nông nghiệp thì cần nhưng phải thận trọng, nhất là phải nghiêm ngặt ở khu bảo tồn. Tuyệt đối không dùng các phương tiện di chuyển gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến môi trường sống trong khu”. Anh Hội đáp: “Dạ tụi em nhớ anh Bảy”.
Làm du lịch từ “vùng trũng”
Tiếp nối Hội thảo “Chung tay làm du lịch nông nghiệp” của Hậu Giang, trung tuần tháng 7-2019, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Tuần lễ văn hóa du lịch 2019. Đây được xem là chuỗi sự kiện với những điểm nhấn đặc trưng của du lịch nông nghiệp châu thổ cuối dòng Mekong. Cách đây một năm, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã kể một câu chuyện làm ông khó xử: “Hôm rồi, tôi gặp một nông dân chuyên trồng quýt ở Lai Vung, nay làm thêm một điểm tham quan trải nghiệm mà chúng ta gọi là “du lịch nông nghiệp”. Ảnh trăn trở rằng: “Đã đem những trái quýt lúc xuống giá hoặc không đủ kích cỡ để bán tươi và ép thành nước cho khách và được họ khen. Nhưng làm sao để bảo quản nước ép đó trong nhiều ngày hơn”? Tôi không trả lời được câu hỏi đơn giản đó và mong ước các viện, trường cung cấp những công nghệ như vậy”.
Có lẽ để giải mã một cách thiết thực câu hỏi của anh nông dân trồng quýt ở Lai Vung cần phải có một cuộc “thảo luận”. Và ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã rất vui khi thành lập được Hội quán Cùng nhau làm du lịch ở Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc với 15 thành viên. Ông Lê Minh Hoan nói không chỉ nhắc nhở các thành viên Hội quán: “Chuyện du lịch khi trồi, khi sụt có phần do ứng xử thiếu tinh tế mà ra. Thì đó, làm sao khách chỉ đến chỗ của tôi thôi để tôi thu được càng nhiều càng tốt. Vậy là tranh giành, chèo kéo, nói xấu nhau. Mỗi người lo sợ cái bánh mà chia phần nhiều quá thì phần mình hưởng nhỏ lại. Sao không nghĩ rằng, tất cả cùng nhau làm cho chiếc bánh ngày càng to ra, gấp đôi gấp ba… rồi ai cũng được chia phần nhiều hơn”.
“Khách du lịch dừng chân sẽ trò chuyện nhiều điều thú vị. Người nông dân làm du lịch sẽ cảm nhận, tiếp thu kiến thức. Từ đó, tạo ra sự thay đổi về tri thức. Nhất thiết họ phải thay đổi trong lời ăn tiếng nói, thậm chí thay đổi cách sản xuất theo hướng: Tui là nông dân tử tế - chứ không phải làm ăn qua loa trong sản xuất nông nghiệp”, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, nhận định.
Trở lại câu chuyện Lung Ngọc Hoàng. Tôi cũng tự đặt ra cho mình câu hỏi theo cách tư duy câu chữ của truyền thông: Lâu nay, Hậu Giang thuộc diện “vùng trũng” về du lịch. Giờ họ chọn nơi đất trũng nhất trong vùng để “đánh thức” ngành du lịch tiềm năng chăng! Trong chuyến đi khảo sát Lung Ngọc Hoàng cùng anh Bảy Chánh, anh có hỏi tôi: “Em đi ít nhiều các địa phương trong vùng chớ thấy mấy nơi còn rong trứng sinh sống trên kinh rạch”? Tôi suy nghĩ mãi cũng khó nhớ nơi nào còn rong trứng! Có thể nói, sau sự chuyển đổi từ làm lúa mùa một vụ sang làm lúa 3 vụ/năm, sản lượng lúa của ĐBSCL tăng vọt, đóng góp rất lớn cho cả nước. Nhưng cái giá phải trả về môi trường không nhỏ - khi nông dân lạm dụng dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Kèm theo đó là sự đánh đổi môi trường khó lượng định bằng cảm quan. “Rong trứng” là một minh họa sinh động nói về hệ sinh thái đa dạng các loài động, thực vật ở Lung Ngọc Hoàng. Nếu được khai thác du lịch đúng cách thì sẽ tăng thêm những giá trị tinh thần cho người dân trong vùng, hiểu biết về hệ sinh thái đa dạng ĐBSCL.
Ông Chín Vũ giờ bán cả cây siro giống cho khách tham quan (giá dao động từ 20.000 đến 150.000 đồng/cây). Bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của cây siro, khách tham quan thường chọn mua vài cây, thậm chí vài chục cây về trồng với hy vọng sở hữu vườn cây đáng mơ ước như ông Chín Vũ. Trong khi đó, hàng chục người hàng xóm của ông Chín Vũ, ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã cơi nới “khu du lịch nông nghiệp” với những hàng cây siro nối nhau chín mọng đỏ rực.
Bài, ảnh: CAO PHONG
08:16 20/12/2024
Câu chuyện về quê hương Hậu Giang đã được kể bằng trải nghiệm, bằng cảm xúc, bằng tình yêu hồn hậu, qua đây lan tỏa vẻ đẹp đất và người từ Cuộc thi ảnh và thi viết về Nét đẹp Hậu Giang.
09:12 12/12/2024
Nghị quyết số 05 về phát triển nông nghiệp bền vững gắn du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được Huyện ủy Phụng Hiệp ban hành,
20:11 04/12/2024
(HG) - Năm 2024, lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện Phụng Hiệp phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng hoạt động. Theo thống kê từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, trên địa bàn huyện hiện có 16 điểm tham quan du lịch, tăng 6 điểm so với năm rồi, được phân bố ở 9/15 xã, thị trấn. Năm nay, việc đầu tư mới cũng như mở rộng các
15:36 29/11/2024
Tối ngày 28/11, trong không khí vui tươi, sôi nổi nhưng không kém phần trang trọng, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề Long An - Khát vọng sông Vàm chính thức khai mạc.
18:30 28/11/2024
Với lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa, huyện Phụng Hiệp đang tập trung triển khai nhiều hoạt động, giải pháp để khai thác tiềm năng về du lịch, với kỳ vọng đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong tương lai.
08:36 21/11/2024
(HG) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp UBND huyện Long Mỹ tổ chức Tọa đàm “Phát triển du lịch gắn với các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu du lịch, văn hóa Khmer, doanh nghiệp du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ…
08:22 28/10/2024
(HG) - Đây là hoạt động nằm trong Dự án Xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
08:26 23/10/2024
Là trung tâm của tỉnh Hậu Giang, tiềm lực về du lịch của thành phố Vị Thanh rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác.
09:03 16/10/2024
Infographic: Du lịch Thành phố Vị Thanh - thành phố bên dòng Xà No hiền hòa, thơ mộng...
08:07 08/10/2024
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Tổng diện tích dự án khoảng 2.945ha; dân số dự kiến 300.000 người. Quy mô phục vụ du lịch 10.000 lượt khách/ngày. Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong được kiến tạo với sứ
17:21 26/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 26-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban chỉ đạo tỉnh).
17:11 26/12/2024
(HGO) - Ngày 26-12, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Phụng Hiệp tổ chức Lễ phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết, với chủ đề “Hành trình những giọt máu nghĩa tình”.
15:38 26/12/2024
(HGO) - Thường trực Huyện uỷ Vị Thuỷ vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác cán bộ.
09:41 26/12/2024
Hội LHPN huyện Châu Thành đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.