Thứ Sáu, ngày 07/04/2023 | 08:16
Hậu Giang có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn khá loay hoay tìm hướng đi phù hợp nhất.
Dù được kỳ vọng là sản phẩm đặc trưng nhưng vùng khóm Cầu Đúc vẫn loay hoay trong gắn kết phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: LÝ ANH LAM
Nhiều lợi thế
Hậu Giang có sông Ngã Bảy với nét văn hóa đặc sắc miền sông nước, kênh xáng Xà No - Con đường lúa gạo, vườn cây ăn trái trĩu quả và đồng rộng bao la tạo nên không gian xanh mát, dễ chịu. Hậu Giang còn có nhiều làng nghề truyền thống, vùng cây ăn trái đặc sản trải đều ở các huyện, thị thành có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch cộng đồng tạo được nét riêng đặc sắc, như vùng khóm Cầu Đúc thành phố Vị Thanh, vùng quýt đường Long Trị thị xã Long Mỹ, vùng trồng xoàt cát Hòa Lộc huyện Châu Thành A, mãng cầu xiêm ở huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, dưa lưới ở huyện Châu Thành, làng trầu ở huyện Vị Thủy, dâu, chôm chôm, sầu riêng thành phố Ngã Bảy. Những năm qua, một số nhà vườn đã quyết tâm làm du lịch từ sản vật của địa phương và trồng thêm nhiều loại cây ăn trái, để có thể thu hút khách đến nhiều mùa trong năm.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra chủ trương, định hướng, đầu tư mang tầm chiến lược, tạo đà cho du lịch có thêm nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển. Bằng những nghị quyết, kế hoạch, đề án... đã, đang và sẽ tiếp tục được triển khai, là động lực, cơ hội để du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng, có thêm nhiều cơ hội để phát triển xứng tầm.
Hậu Giang đặc biệt quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho các hộ dân được tiếp cận với kiến thức làm du lịch, tham quan, học tập những mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả. Tỉnh đã hỗ trợ người dân làm du lịch cộng đồng tại vùng khóm Cầu Đúc, đang xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2025, để thực hiện bài bản, có điểm nhấn và xây dựng những sản phẩm du lịch cộng đồng thật sự hiệu quả, mang đậm dấu ấn riêng.
Không dễ phát triển du lịch cộng đồng
Tuy nhiên, phải nhìn nhận dù tiềm năng, cơ hội có, nhưng thách thức cũng không nhỏ để Hậu Giang có thể phát triển du lịch cộng đồng.
Mới đây, UBND thành phố Vị Thanh tổ chức tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng”, với sự tham dự của người dân làm du lịch, nhà nghiên cứu, đơn vị lữ hành... Nhiều ý kiến tạo buổi tọa đàm đã nói lên được những tồn tại, khó khăn khi làm du lịch cộng đồng ở vùng khóm Cầu Đúc trong những năm qua. Trước đó, một hộ dân được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh theo sát, tạo mọi điều kiện để xây dựng sản phẩm du lịch, với mong muốn từ đây sẽ tác động đến những hộ dân trồng khóm lân cận, để họ cùng nhập cuộc, nhưng rồi điểm này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, giờ không còn hoạt động. Địa phương vận động tiếp tục 5 hộ dân cùng tham gia, nhưng hiện tại, họ vẫn chưa hình dung câu chuyện làm du lịch và chưa biết mình phải làm gì để nhiều du khách biết đến... Ông Lâm Trường Thọ, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Được địa phương hỗ trợ, tôi cũng tìm hiểu và có kiến thức cơ bản về làm du lịch cộng đồng. Nhưng nói thiệt, với hơn 20 công khóm của mình, tôi chỉ mới thả thêm cá để tăng thu nhập, chứ thật sự chưa biết phải làm sao để có thể thu hút người ta đến đây vui chơi”.
PGS.TS Nguyễn Duy Cần, nguyên Trưởng khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, bày tỏ: “Khái niệm du lịch cộng đồng chưa được hiểu tường tận, đúng bản chất của nó, nên việc làm manh mún, chưa mang lại hiệu quả là thực trạng đang tồn tại ở Hậu Giang. Tôi nghĩ, cần phải tổ chức cho người dân, những chủ thể sẽ làm du lịch, đi thực tế mô hình du lịch nhiều hơn, không chỉ trong nước, mà cả những nước gần gũi với Việt Nam. Tự họ sẽ cảm nhận xem họ làm gì có thể ứng dụng vào thực tế của mình. Điều quan trọng bậc nhất để xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng thành công là chính người dân xem đây là cách phát triển kinh tế, làm cho chính mình, thì mới dốc tâm, dốc sức suy nghĩ phải làm gì để có sản phẩm độc, lạ thu hút du khách”.
Từ câu chuyện tập trung xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng ở vùng khóm Cầu Đúc trong những năm qua vẫn còn trong vòng lẩn quẩn, đã cho thấy sự lúng túng trong việc tìm một cách đi riêng, khác biệt để làm du lịch cộng đồng. Điều quan trọng là chưa có sự quyết liệt nhập cuộc của người dân. Họ vẫn còn tư tưởng trông chờ, chưa xem đây là cách để vừa phát triển kinh tế của chính mình, thay đổi cuộc sống vừa góp phần giữ gìn và phát huy nét độc đáo từ những sản vật của quê hương... Một điều nữa là sản phẩm du lịch hiện manh mún, nhỏ lẻ, không theo quy hoạch nên khi xây dựng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nhất là đường vào điểm du lịch. Đây cũng là điều đã được nhìn nhận và sắp tới đây, khi đề án phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh được hoàn thành và triển khai thực hiện, kỳ vọng là hướng mở mới, tháo gỡ những điểm nghẽn, tiếp tục tạo thêm nhiều cơ hội để du lịch cộng đồng phát triển...
VĨNH TRÀ
08:36 21/11/2024
(HG) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp UBND huyện Long Mỹ tổ chức Tọa đàm “Phát triển du lịch gắn với các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu du lịch, văn hóa Khmer, doanh nghiệp du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ…
08:22 28/10/2024
(HG) - Đây là hoạt động nằm trong Dự án Xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
08:26 23/10/2024
Là trung tâm của tỉnh Hậu Giang, tiềm lực về du lịch của thành phố Vị Thanh rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác.
09:03 16/10/2024
Infographic: Du lịch Thành phố Vị Thanh - thành phố bên dòng Xà No hiền hòa, thơ mộng...
08:07 08/10/2024
(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Tổng diện tích dự án khoảng 2.945ha; dân số dự kiến 300.000 người. Quy mô phục vụ du lịch 10.000 lượt khách/ngày. Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong được kiến tạo với sứ
07:56 08/10/2024
Khu du lịch sinh thái Mùa Xuân, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, là điểm đến lý tưởng giúp du khách vừa được hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn trời mây, nghe tiếng chim hót líu lo.
07:16 30/09/2024
Tọa đàm “Tham vấn ý tưởng, giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn huyện Châu Thành A” năm 2024 đã đưa ra nhiều đề xuất với kỳ vọng phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
08:41 26/09/2024
(HGO) – Tại Khu văn hóa đa năng Hưng Đạo, ấp Nhơn Thuận 1A, thị trấn Một Ngàn, UBND huyện Châu Thành A vừa tổ chức Tọa đàm “Tham vấn ý tưởng, giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn huyện Châu Thành A” năm 2024, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các chuyên gia, công ty du lịch lữ hành và các cơ sở du lịch trên địa bàn huyện.
10:02 20/09/2024
(HG) - Với chủ đề “Nâng tầm điểm đến - Kết nối hành trình”, chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL” năm 2024,
06:00 24/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.
20:00 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.