Thứ Tư, ngày 08/11/2023 | 08:25
Kết thúc khảo sát công tác triển khai, quán triệt thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình của Tỉnh ủy ở 8 đảng bộ huyện, thị, thành, Đoàn công tác của tỉnh ghi nhận hạn chế, khó khăn, từ đó định hướng các địa phương quan tâm nhiều hơn các giải pháp thiết thực, cũng như tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục đưa nghị quyết đi sâu vào cuộc sống.
Ông Trần Văn Huyến (đứng), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu tại buổi khảo sát ở huyện Châu Thành.
Các nghị quyết, chương trình quan trọng được khảo sát gồm: Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo; Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Chương trình số 140 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khó khăn, hạn chế
Ông Trần Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Thành, cho biết, Đảng bộ huyện đã triển khai thực hiện các chương trình, nghị quyết của Tỉnh ủy đạt được nhiều kết quả nhưng quá trình này còn gặp phải không ít khó khăn, hạn chế. Đó là việc đầu tư các khu tái định cư còn chậm so với tiến độ giải phóng mặt bằng; kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn thiếu nguồn lực đầu tư. Phát triển du lịch hạn chế, chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về vị trí của huyện trong phát triển du lịch. Vẫn còn một số hợp tác xã có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn đơn lẻ; sản phẩm hàng hóa nông sản chất lượng và sức cạnh tranh thấp, chưa gắn với thị trường tiêu thụ…
Tại huyện Châu Thành A, ông Võ Thanh Tường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, cho biết, việc triển khai các chương trình, nghị quyết của Tỉnh ủy trên địa bàn còn không ít hạn chế. Đơn cử như trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy, địa phương gặp khó khi kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực. Giá cả một số hàng hóa nông sản không ổn định, dịch bệnh trên động thực vật vẫn còn tiềm ẩn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lãnh đạo, điều hành phát triển ngành nông nghiệp.
Ông Võ Thanh Tường cũng nhìn nhận, các sản phẩm dịch vụ du lịch của huyện phát triển chưa xứng tầm với lợi thế là huyện cửa ngõ của tỉnh. Các dịch vụ chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu lưu trú, mua sắm, vui chơi giải trí của du khách. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch trên địa bàn huyện thời gian qua có gia tăng về số lượng, nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Các khu, điểm du lịch có quy mô nhỏ, các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, công tác liên kết, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế.
Theo tổng hợp của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, công tác quán triệt các nghị quyết, chương trình tại đảng bộ các huyện, thị, thành theo chiều rộng về cơ bản đạt yêu cầu (đến tất cả cán bộ, đảng viên), nhưng về chiều sâu cho các đối tượng lãnh đạo thực hiện và trực tiếp hưởng thụ chính sách của nghị quyết thì chưa đạt yêu cầu (cụ thể là nhiều hợp tác xã chưa tiếp cận được chính sách).
Công tác tuyên truyền các nghị quyết, chương trình đến đoàn viên, hội viên và ra dân chưa sâu, nội dung còn dàn trải, chưa phù hợp với đối tượng. Chất lượng xây dựng, tính khả thi của một số chương trình, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện các nghị quyết, chương trình chưa cao, việc bố trí nguồn lực thực hiện ở một số nơi còn hạn chế, chưa tương xứng.
Mặt khác, trình tự, thủ tục giải ngân các chính sách hỗ trợ của tỉnh còn khó khăn, bởi để nhận được sự hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng phải đáp ứng khá nhiều thủ tục, đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã còn rất nhiều khó khăn, nhân lực quản lý hợp tác xã yếu. Ở lĩnh vực du lịch, dù các cấp, các ngành có nhiều cố gắng nhưng chưa có những sản phẩm du lịch nổi bật để thu hút được du khách; người dân chưa biết cách phát huy các đặc trưng văn hóa, sinh thái miệt vườn, ẩm thực để làm du lịch…
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chương trình, nghị quyết
Những khó khăn, hạn chế kể trên là lực cản dẫn tới việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình của Tỉnh ủy đạt kết quả chưa như mong đợi. Do đó, các địa phương đề ra nhiều giải pháp để khắc phục.
Đảng bộ huyện Châu Thành A khắc phục những “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch bằng cách triển khai thực hiện tốt các nội dung Đề án phát triển du lịch của huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung xây dựng, liên kết với các tour du lịch ngoài tỉnh để đưa du khách về với huyện. Kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án phục vụ du lịch đã được quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch.
Đối với huyện Châu Thành sẽ khắc phục khó khăn về kết cấu hạ tầng giao thông bằng việc đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường nối đến Quốc lộ Nam Sông Hậu; đồng thời phối hợp cùng với sở, ngành tỉnh và chủ đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư, công tác bồi thường dự án đường tỉnh 925B….
Qua khảo sát tại các địa phương, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cho rằng kết quả đạt được là đáng ghi nhận nhưng một số chương trình, nghị quyết của tỉnh chưa được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, dẫn tới người dân chưa tiếp cận được với các chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn mà tỉnh đã ban hành.
Do đó, ông Trần Văn Huyến đề nghị các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền thực hiện sâu rộng các nghị quyết, chương trình của Tỉnh ủy. Trong tuyên truyền cần tránh nói chung chung, mà phải nói gọn, rõ để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, huyện cần chú trọng công tác kiểm tra, khảo sát, đánh giá để quá trình thực hiện đạt hiệu quả thực chất.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng nhiều cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng cũng có trường hợp thiếu quyết liệt, quyết tâm trong triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình của Tỉnh ủy. Do đó, các địa phương cần khắc phục tình trạng này. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần quan tâm tuyên truyền các mô hình mang lại hiệu quả cao để nhân rộng và lan tỏa…
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
07:38 01/11/2024
Thành ủy Vị Thanh có sự chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và đại hội chi bộ, đảng bộ cấp cơ sở, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Vị Thanh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
09:42 28/02/2024
Năm năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Kết luận số 38 ngày 13/11/2018,
06:39 05/12/2023
Trong 5 năm qua, Tỉnh ủy đã lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 26, ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đạt nhiều kết quả tích cực.
06:58 29/11/2023
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Hậu Giang bắt tay và xây dựng các chương trình, nghị quyết, đề án... để sớm hiện thực hóa mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025.
08:08 06/04/2023
Qua 10 năm thực hiện Quy định số 164, ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” đã góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
05:41 27/02/2023
Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Rõ nhất là đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động được phát huy rõ nét.
05:33 09/02/2023
Để vực dậy thế mạnh nông nghiệp và phát huy tiềm năng về du lịch, năm 2022 huyện Phụng Hiệp đã ban hành Nghị quyết số 05 về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030. Năm 2023 này được coi là năm bản lề để cụ thể hóa những mục tiêu của nghị quyết thành mô hình thực tế.
04:43 03/01/2023
Xác định ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu khóa XIII nên cấp ủy đảng các cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tổ chức học tập, quán triệt,
06:35 05/12/2022
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây đã tập trung thảo luận cho ý kiến xây dựng các đề án, nghị quyết quan trọng,
18:51 14/09/2022
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo (Nghị quyết 08), đến nay, hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đều cơ bản đạt theo kế hoạch, hoạt động các cấp hội nông dân có nhiều đổi mới...
09:22 11/12/2024
Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:43 11/12/2024
(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.