Thứ Năm, ngày 09/02/2023 | 05:33
Để vực dậy thế mạnh nông nghiệp và phát huy tiềm năng về du lịch, năm 2022 huyện Phụng Hiệp đã ban hành Nghị quyết số 05 về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030. Năm 2023 này được coi là năm bản lề để cụ thể hóa những mục tiêu của nghị quyết thành mô hình thực tế.
Năm 2023, huyện Phụng Hiệp sẽ triển khai xây dựng 10 mô hình nông nghiệp gắn với du lịch.
Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, 128 chi bộ ấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã nhanh chóng tiếp thu, xây dựng chương trình hành động gắn với thực tiễn của địa phương mình. Như ấp Trường Khánh 2, trước đây là khu vực sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Sau khi tiếp thu nghị quyết, chi bộ đã đẩy công tác vận động người dân trong ấp chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, chọn các loại cây cho giá trị kinh tế cao để canh tác. Đến nay, ấp này đang dần trở thành điểm sáng về phát triển nông nghiệp của xã Long Thạnh. Ấp hiện có 77 mô hình với thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, với các loại cây trồng như: mít Thái, chanh không hạt, nuôi cá trê vàng, cá thát lát.
Ông Võ Văn Đương, Bí thư Chi bộ ấp Trường Khánh 2, xã Long Thạnh, cho biết: Chi bộ cũng tiếp thu kế hoạch của Đảng ủy xã rồi triển khai cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong ấp ra sức thực hiện. Đối với ấp thì hiện nay đã chuyển 100% diện tích lúa sang trồng cây ăn trái, với những vườn canh tác hiệu quả kém thì năm qua cũng vận động bà con trong ấp cải tạo để chuyển sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao như chanh không hạt, sầu riêng để tăng hiệu quả kinh tế.
Còn xã Thạnh Hòa, địa phương hội đủ các điều kiện để phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Bởi trên địa bàn xã hiện có làng nghề OCOP, làng nghề bó chổi, các điểm di tích lịch sử, du lịch sinh thái. Chính vì thế, thời gian qua bên cạnh việc vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế, xã cũng vận động bà con học tập các kỹ năng làm du lịch sinh thái. Đồng thời, tổ chức nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông trong xã để tạo ra các tuyến du lịch liên kết. Anh Hồ Văn Tâm, người dân xã Thạnh Hòa, cho biết: “Gia đình hiện có vườn nhãn Ido hơn 1ha, thời gian qua tôi cũng có hướng để phát triển du lịch nông nghiệp. Vì vậy, ngoài hạ tầng giao thông nông thôn được địa phương đầu tư thì bản thân cũng làm lối đi trong vườn để tạo điều kiện phát triển du lịch trong tương lai”.
Ông Nguyễn Văn Nhịn, Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Hòa, cho biết: “Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì địa phương cũng chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, trong đó mô hình điểm là sản xuất lúa hữu cơ. Còn đối với du lịch thì vừa qua xã Thạnh Hòa được đầu tư xây dựng Khu di tích Mặt trận Chày Đạp, chính vì thế khi phát triển du lịch xã sẽ có hai tuyến chính. Nếu đi từ hướng quốc lộ vô thì khách du lịch có thể ghé thăm làng nghề OCOP, khu ẩm thực miệt vườn, Khu di tích Mặt trận Chày Đạp. Còn nếu đi từ tuyến nông thôn thì sẽ ghé thăm làng tre Bamboo, kết hợp thăm làng nghề bó chổi và cây lộc vừng ở xã Long Thạnh.
Nhờ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, năm qua các xã, thị trấn trong huyện Phụng Hiệp tiếp tục vận động người dân chuyển đổi được hơn 1.000ha đất sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao. Tính đến nay, toàn huyện có 20.000ha lúa, 3.700ha mía, hơn 11.000ha cây ăn trái và gần 4.000ha hoa màu. Với 1.026 mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó có 139 mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao.
Trong lĩnh vực du lịch, năm qua huyện đã củng cố nâng chất được 10 điểm du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn các xã như: Thạnh Hòa, Long Thạnh, Hiệp Hưng. Các điểm này nằm ở vị trí trung tâm gắn kết với các làng nghề truyền thống và các cơ sở sản xuất các mặt hàng OCOP của huyện. Năm qua, các điểm này đón tiếp hơn 30.000 lượt khách tham quan, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: Theo kế hoạch năm 2023, huyện Phụng Hiệp sẽ triển khai 10 mô hình như: Hệ thống tưới thông minh cho vườn cây ăn trái, sản xuất lúa hữu cơ, cây ăn trái theo hướng VietGAP, GlobalGAP, nhân rộng những mô hình sản xuất theo hướng tuần hoàn khép kín... Song song với việc nhân rộng mô hình, năm nay huyện sẽ liên kết những mô hình nông nghiệp hiệu quả trước đây với các khu du lịch để hình thành tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp. Đồng thời, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm ở những nơi hiệu quả để về áp dụng cho địa phương.
Với khát vọng và hướng đi phù hợp, năm 2023 được kỳ vọng sẽ là một năm Phụng Hiệp bứt phá trên lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Từ đó, góp phần đánh thức thế mạnh của địa phương và quan trọng hơn là cải thiện đời sống của người dân trong huyện.
Bài, ảnh: DUY KHÁNH
07:38 01/11/2024
Thành ủy Vị Thanh có sự chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và đại hội chi bộ, đảng bộ cấp cơ sở, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Vị Thanh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
09:42 28/02/2024
Năm năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Kết luận số 38 ngày 13/11/2018,
06:39 05/12/2023
Trong 5 năm qua, Tỉnh ủy đã lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 26, ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đạt nhiều kết quả tích cực.
06:58 29/11/2023
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Hậu Giang bắt tay và xây dựng các chương trình, nghị quyết, đề án... để sớm hiện thực hóa mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025.
08:25 08/11/2023
Kết thúc khảo sát công tác triển khai, quán triệt thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình của Tỉnh ủy ở 8 đảng bộ huyện, thị, thành, Đoàn công tác của tỉnh ghi nhận hạn chế, khó khăn, từ đó định hướng các địa phương quan tâm nhiều hơn các giải pháp thiết thực, cũng như tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục đưa nghị quyết đi sâu vào cuộc sống.
08:08 06/04/2023
Qua 10 năm thực hiện Quy định số 164, ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” đã góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
05:41 27/02/2023
Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Rõ nhất là đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động được phát huy rõ nét.
04:43 03/01/2023
Xác định ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu khóa XIII nên cấp ủy đảng các cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tổ chức học tập, quán triệt,
06:35 05/12/2022
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây đã tập trung thảo luận cho ý kiến xây dựng các đề án, nghị quyết quan trọng,
18:51 14/09/2022
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo (Nghị quyết 08), đến nay, hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đều cơ bản đạt theo kế hoạch, hoạt động các cấp hội nông dân có nhiều đổi mới...
09:22 11/12/2024
Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:43 11/12/2024
(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.