Thứ Sáu, ngày 15/12/2023 | 07:06
Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo. Để mang tính bền vững hơn thì việc tái cơ cấu lại ngành này cũng được tính đến.
Nông dân trồng lúa đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ vào sản xuất, nhất là sử dụng các giống lúa chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những thách thức
Trong bối cảnh mới hiện nay, với những biến động của thị trường thế giới, biến chuyển của thị hiếu tiêu dùng cộng với biến đổi khí hậu ngày một rõ nét, ngành lúa gạo Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong cả sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành tập trung nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm chi phí đầu vào, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và mở rộng thị trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo bền vững trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu trên, ngành lúa gạo của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại lớn, gồm chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành lúa gạo thấp; xuất khẩu gạo khối lượng lớn nhưng giá trị chưa cao, thu nhập của nông dân sản xuất lúa còn thấp và không tương xứng so với thu nhập của tác nhân trong kinh doanh, xuất khẩu gạo và sản xuất lúa thiếu tính bền vững, tác động tiêu cực đến môi trường và biến đổi khí hậu.
Trong hoàn cảnh mới, sản xuất lúa gạo đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới vẫn còn tiếp tục tăng lên trong 10 năm tới (với mức tăng bình quân 1,5%/năm); cơ hội mở rộng thị trường lúa gạo khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại mới như TPP, liên minh thuế quan…; đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp và người dân theo xu hướng ngày càng tăng; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện; sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến là những cơ hội tốt để đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất lúa gạo.
Liên kết theo chuỗi giá trị lúa gạo sẽ mang tính bền vững lâu dài.
Bên cạnh cơ hội, sản xuất lúa gạo của Việt Nam có nhiều thách thức trong thời gian tới. Các khó khăn, hạn chế nêu trên không dễ khắc phục được trong ngắn hạn. Ngoài ra, đất cho sản xuất lúa bị cạnh tranh với các hoạt động sản xuất khác và đô thị hóa; độ dinh dưỡng của đất giảm do thâm canh thiếu bền vững; nguồn nước phục vụ sản xuất lúa gạo sẽ bị tranh chấp mạnh khi các nước thượng nguồn xây dựng nhiều công trình thủy lợi và thủy điện, làm tổn hại hệ sinh thái tự nhiên ở lưu vực và thay đổi chế độ thủy văn. Bên cạnh đó, ngành lúa gạo còn phải đối mặt với những thách thức khác như sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ, áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác, chính sách tự cấp giảm nhập khẩu của các nước bạn hàng, biến động giá gạo và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp...
PGS.TS. Nguyễn Phú Son, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến thiếu vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, chất lượng cao, cũng như làm hạn chế khả năng ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất lúa, dẫn đến chi phí sản xuất cao, do vậy làm giảm năng lực cạnh tranh và khả năng thâm nhập vào các thị trường cao cấp. Cuối cùng gây khó khăn nhất định trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hướng đến nền sản xuất xanh, bền vững. Ngoài ra, năng lực sản xuất kinh doanh, thị trường của người nông dân, tổ chức nông dân còn rất hạn chế. Đặc biệt là thiếu sự chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Điểm nghẽn này thể hiện rõ rệt nhất trong khâu thương thảo ký kết hợp đồng và trong khâu thu mua sản phẩm lúa.
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo
Theo Cục Trồng trọt, định hướng đến năm 2030, lúa gạo vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam, do điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho canh tác lúa nước cùng với cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm sản xuất đã được hình thành qua nhiều năm. Tuy nhiên để phát huy lợi thế đó, ngành lúa gạo cần được tái cơ cấu để từ vai trò là một ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả, đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước và có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mục tiêu tổng quát của tái cơ cấu ngành lúa gạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh lúa gạo để trước nhất là nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và đảm bảo lợi ích bình đẳng và tương xứng cho các tác nhân tham gia ngành lúa gạo; đảm bảo nguồn cung đạt chất lượng cao cho toàn bộ dân số nước ta ở mọi thời điểm, mọi vùng miền và luôn có đủ gạo dự trữ cho trường hợp thiên tai, dịch bệnh; xuất khẩu gạo có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới, có giá trị gia tăng cao và đảm bảo phát triển bền vững đối với môi trường, bảo vệ tài nguyên, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Theo đó, đối với đất lúa được sử dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả sử dụng như trên đất lúa có thể chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây ăn quả hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản nhưng không làm mất đi các điều kiện phù hợp để có thể trồng lúa trở lại. Biện pháp linh hoạt này cơ bản bảo đảm quỹ đất lúa 3,8 triệu héc-ta đến năm 2025 và 3,5 triệu héc-ta vào năm 2030. ĐBSCL là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước, đây là vùng có lợi thế nhất trong sản xuất lúa ở nước ta, đóng góp trên 50% sản lượng lúa cả nước và 90% lượng gạo xuất khẩu. Sản xuất lúa ở ĐBSCL hướng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa ở phân khúc gạo chất lượng cao.
Theo Cục Trồng trọt thì việc xây dựng cơ cấu giống lúa cần căn cứ trên cơ sở của nhu cầu thị trường. Đối với lúa xuất khẩu, để chuyển sang phân khúc thị trường giá trị cao, cần có các giống lúa thơm, giống chất lượng cao theo thị hiếu từng thị trường (hạt dài hoặc hạt tròn). Đối với lúa tiêu thụ nội địa cần phát huy các giống địa phương đặc sản, lúa nếp địa phương.
Bên cạnh đó, cần nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa như: Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, kiến thiết lại đồng ruộng để mở rộng quy mô thửa ruộng, san bằng mặt ruộng, bê tông hóa kênh mương, hoàn thiện hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng, hệ thống tưới bằng điện. Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến theo hướng giảm vật tư đầu vào nhưng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Mở rộng diện tích sản xuất lúa áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến với cách tiếp cận của các biện pháp kỹ thuật trên là sử dụng nguồn vật tư đầu vào (hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, lao động) một cách tiết kiệm, chính xác và hiệu quả để giảm giá thành nhưng tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn nông dân thực hành sản xuất tốt và canh tác chính xác phù hợp với điều kiện sản xuất của mình. Quản lý chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những vật tư thiết yếu trong sản xuất lúa.
Đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa để tiến đến hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngành lúa gạo nước ta, tạo ra sự chuyển dịch lao động, giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và tăng thu nhập cho nông dân.
Tái cơ cấu tổ chức sản xuất thông qua việc chuyển đổi sản xuất lúa dựa trên nông hộ nhỏ, lẻ sang các phương thức sản xuất liên kết như cánh đồng lớn để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, giảm giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng tạo điều kiện nối kết với doanh nghiệp tiêu thụ. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các hợp tác xã kiểu mới sản xuất kinh doanh lúa gạo nhằm tập hợp nông dân sản xuất theo quy mô lớn. HTX đóng vai trò đại diện cho nông dân ký hợp đồng, liên kết với doanh nghiệp; tổ chức các dịch vụ chung như cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật, sấy, bảo quản, tạm trữ, tìm đầu ra cho sản phẩm. Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn, gắn với các chuỗi giá trị tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào việc xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành liên kết và lâu dài giữa các tổ chức liên kết sản xuất của nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp nòng cốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu. Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với nông dân trong các tổ chức sản xuất liên kết, tập thể ở vùng trồng lúa xuất khẩu để sản xuất lúa theo yêu cầu của doanh nghiệp và được tiêu thụ với giá thỏa đáng. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị cho sản phẩm gạo Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp phát triển thị trường mới nhằm khai thác hiệu quả của các cam kết hội nhập, ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp tới các hệ thống phân phối nước ngoài, tiếp cận hệ thống bán lẻ tại các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng cao và phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường nhập khẩu... để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo.
Bài, ảnh: HOÀI THU
11:41 18/12/2023
Từ ngày 11 đến 14/12/2023 tỉnh Hậu Giang tổ chức Festival Quốc Tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hướng tới trở thành Quốc Gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng và giảm phát thải, gắn với đề án: “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2030”.
06:35 15/12/2023
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 (Festival), qua 4 ngày (từ ngày 11 đến 14-12) diễn ra các chuỗi sự kiện và hoạt động của Festival thì bình quân mỗi ngày có hàng chục ngàn du khách trong nước,
10:04 14/12/2023
Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Đồng Văn Thanh (ảnh), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang về việc thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta) và những kết quả mang lại bước đầu qua các hội thảo.
09:54 14/12/2023
Với sự đóng góp mạnh mẽ của lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), cộng với sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế nên quá trình sản xuất lúa gạo Việt Nam đã, đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ để góp phần đưa ngành hàng lúa gạo Việt Nam từ khó khăn đi lên vươn tầm thế giới như hôm nay.
05:27 14/12/2023
Nằm trong chuỗi các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Hội thảo Quốc tế “Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới” do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức nhằm trao đổi về tình hình thị trường lúa gạo toàn cầu, xu hướng biến động trong thời gian tới và khuyến nghị các giải pháp phù hợp đưa ngành hàng gạo phát triển bền vững.
23:04 13/12/2023
Theo đánh giá của ngành chức năng, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam ngoài việc đang gặt hái được nhiều kết quả quan trọng th́ vẫn c̣n không ít những điểm nghẽn và rào cản để có thể bứt phá mạnh mẽ hơn.
22:57 13/12/2023
(HGO) - Tiếp tục lịch trình làm việc tại Hậu Giang, trưa ngày 13-12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với ông Wilmar Alfredo Castro Soteldo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Đất đai Venezuela.
22:10 13/12/2023
(HGO) – Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, tối 13-12, đã diễn ra buổi Gala Dinner, với sự tham dự của ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng các đại biểu, khách quý trong nước và quốc tế tham dự sự kiện lần này.
22:08 13/12/2023
(HGO) - Trưa ngày 13-12, bên lề Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;
20:15 13/12/2023
Festival Quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 là sự kiện mang tầm cỡ quốc tế đã để lại những hình ảnh khó quên trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế.
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.