Tháo điểm nghẽn - Nâng tầm chuỗi giá trị lúa gạo

Thứ Tư, ngày 13/12/2023 | 23:04

Theo đánh giá của ngành chức năng, doanh nghiệp trong nước và quốc tế,  chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam ngoài việc đang gặt hái được nhiều kết quả quan trọng th́ vẫn c̣n không ít những điểm nghẽn và rào cản để có thể bứt phá mạnh mẽ hơn.

Nông dân Hậu Giang đă và đang tăng cường liên kết sản xuất lúa chất lượng cao để góp phần nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Nhiều điểm sáng trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt

Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang đóng vai tṛ hết sức quan trọng trong ngành nông nghiệp, bởi không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế cho người dân mà c̣n hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế trong nước và đảm bảo thực thi các cam kết, trách nhiệm với quốc tế về hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu.

Cụ thể, hiện sản lượng lúa trung b́nh một năm của Việt Nam đạt từ 43-45 triệu tấn, tương đương khoảng 26-28 triệu tấn gạo, trong đó có khoảng 20 triệu tấn được dành cho tiêu thụ trong nước, phần c̣n lại là dành cho xuất khẩu. Theo số liệu thống kê mới đây, sản lượng gạo xuất khẩu qua 11 tháng năm 2023 của Việt Nam đă đạt 7,8 triệu tấn, thu về kim ngạch 4,4 tỉ USD. Đây là những con số kỷ lục, cao nhất kể từ năm 1989 trở lại đây và dự kiến sẽ c̣n tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, nhận định: Để đạt được những thành quả ấn tượng như trên th́ phải ghi nhận những sáng kiến, nỗ lực bền bỉ của người trồng lúa, cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, vật tư nông nghiệp đầu vào, của hệ thống các trường, viện nghiên cứu và sự vào cuộc sâu sát của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Điển h́nh trong những năm qua, Việt Nam đă tập trung nghiên cứu phát triển của giống lúa, tỷ trọng sử dụng giống lúa xác nhận không ngừng tăng; đồng thời các quy tŕnh canh tác bền vững, tiên tiến được tăng cường áp dụng. Thêm vào đó là chế biến gạo ngày càng phát triển, nhiều công nghệ hiện đại đă được đầu tư để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch. Nhờ đó, mặc dù diện tích trồng lúa giảm nhưng sản lượng và chất lượng lúa gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của ḿnh trên thị trường. Gạo Việt Nam đă được cộng đồng quốc tế là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới, đáp ứng được các điều kiện an toàn thực phẩm. Ngành hàng sản xuất lúa gạo đă tạo ra việc làm, sinh kế cho hàng triệu hộ nông dân, sản lượng gạo xuất khẩu luôn được giữ vũng và tăng thêm.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI), thông tin: Trong những năm qua, IRRI đă nghiên cứu, phát triển các giống lúa thích ứng với khí hậu mặn, hạn mặn, xây dựng nên thị trường giống lúa thông minh, các giống lúa có chỉ số GI thấp và giá trị cao. IRRI đang tiến hành khảo sát điều tra diện rộng 10.000 nông dân ĐBSCL để xây dựng bộ dữ liệu từ đó xây dựng hệ thống canh tác tối ưu; tối ưu công cụ xác định các giải pháp và cây trồng ưu tiên biến đổi khí hậu; các giải pháp lúa phát thải thấp... Bên cạnh đó, một nội dung rất quan trọng khác để phát triển chuỗi sản xuất ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong thời gian gần đây đó là, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, như công nghệ gieo sạ chính xác kết hợp phân bón thông minh; quản lư dinh dưỡng thích ứng. Ứng dụng khoa học công nghệ giúp giảm đầu vào nông học như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đánh giá: Thời gian qua, trong sản xuất lúa gạo, nhiều địa phương trên cả nước đă h́nh thành một số mô h́nh liên kết theo chuỗi giá trị, từ đó khắc phục được t́nh trạng sản xuất nhỏ lẻ, thực hiện tập trung nguồn nguyên liệu, thu hút các doanh nghiệp đầu tư và kết nối sản xuất nông dân với thị trường, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng được thực hiện hiệu quả hơn.

Nhận diện điểm nghẽn và đề xuất giải pháp

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành hàng lúa gạo Việt Nam thời gian qua th́ tại hội thảo quốc tế về “Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững”, nhiều chuyên gia, nhà khoa học về ngành hàng lúa gạo trong nước và quốc tế đă chỉ ra nhiều điểm nghẽn của ngành hàng lúa gạo Việt Nam cần phải khắc phục để tiếp tục vươn tầm thế giới.

Trong đó, điểm nghẽn được thể hiện rơ rệt nhất là trong khâu thương thảo kư kết hợp đồng và trong khâu thu mua sản phẩm lúa. Hệ lụy của vấn đề này đă thường xuyên dẫn đến t́nh trạng bội tín, bẻ kèo giữa các bên tham gia liên kết. Điểm nghẽn kế tiếp được chỉ ra là năng lực sản xuất kinh doanh, thị trường của cá nhân, tổ chức nông dân c̣n rất hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến thiếu vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, chất lượng cao, cũng như làm hạn chế khả năng ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất lúa, dẫn đến chi phí sản xuất cao, làm giảm năng lực cạnh tranh và khả năng thâm nhập vào các thị trường cao cấp, gây khó khăn nhất định trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hướng đến nền sản xuất xanh, bền vững. Một điểm nghẽn nữa là ngành hàng lúa gạo chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn. Đây là một điểm nghẽn lớn làm ảnh hưởng đến khả năng dự báo thị trường cũng như quản lư tốt ngành hàng để làm tối ưu hóa khoảng cách cung - cầu, bởi thiếu một dự báo thị trường tốt làm giảm hiệu quả hoạt động của tất cả các tác nhân trong chuỗi.

Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Phú Son, Trường Đại học Cần Thơ, để giải quyết những điểm nghẽn nêu trên, tôi cho rằng có 4 giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng trách nhiệm và bền vững, đó là: Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lúa tập trung, chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh. Nghiên cứu và phát triển các mô h́nh liên kết bền vững giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo. Cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo. Xây dựng dự án nghiên cứu phát triển giống lúa và phát triển thương hiệu gạo chung của Việt Nam.

Cùng đề cặp vấn đề phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam bền vững, minh bạch và trách nhiệm dựa trên ba yếu tố kinh tế - xă hội - môi trường, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, phân tích: Chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước gấp 3 lần so với hiện nay. Sản lượng, chất lượng lúa gạo Việt Nam càng ngày càng tăng, tuy nhiên để phát triển bền vững có một số rào cản chúng ta cần phải vượt qua, hướng đến các tiêu chí trọng tâm. Trong đó rào cản thứ nhất cần vượt qua là sản xuất phải bền vững ở cả ba yếu tố là kinh tế, môi trường và xă hội; thứ hai là phải tháo gỡ là rào cản tín dụng, thứ ba là môi trường pháp luật.

“Về giải pháp trọng tâm tháo gỡ các rào cản trên là đề nghị ngành chức năng ban hành quy định về bảo vệ môi trường trong canh tác lúa. Bao gồm lượng giống sử dụng không được vượt quá 100 kg/ha, lượng phân bón hóa chất, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất và quyđịnh xử phạt đối với gạo có dư lượng hóa chất cao hơn quy định nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo ngày càng đ̣i hỏi chất lượng đặt lên hàng đầu”, ông Nguyễn Duy Thuận chia sẻ thêm. 

Cùng chia sẻ trách nhiệm của địa phương về phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay: Ngành sản xuất lúa gạo đang đóng góp khoảng 54% trong tỷ trọng nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Để góp phần nâng tầm chất lượng hạt gạo và cải thiện nguồn thu nhập cho người trồng lúa, hiện tỉnh đẩy mạnh việc chuyển dịch sản xuất lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, khoa học sản xuất để phát triển nông nghiệp bền vững. Điển h́nh là thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao vừa được Bộ NN&PTNT phát động vào sáng ngày 12-12 tại Hậu Giang, tỉnh đăng ký tham gia 28.000ha (năm 2025) và 46.000ha (năm 2030); đồng thời tiếp tục củng cố các hợp tác xă, các dự án như xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh; cũng như Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với kinh tế xanh, phát triển lúa phát thải thấp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết: Để đồng hành cùng với chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đă có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Điển h́nh như Nghị quyết 120 và mới đây nhất là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao. Đồng thời, huy động các nguồn lực tài chính đầu tư, hỗ trợ cho phát triển ngành hàng lúa gạo, trong đó có cả thị trường các-bon trong tương lai. Từ đó, tạo cơ hội cho phát triển sản xuất, đưa công nghệ vào đồng ruộng, nông nghiệp chính xác, công nghệ số, cảm biến giúp tối ưu sử dụng tài nguyên, tăng hiệu quả, giảm thất thoát sau thu hoạch, di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng. Với sự quan tâm của Chính phủ, cùng với nhiều đề xuất của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại hội thảo quốc tế về “Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững” th́ tin rằng tới đây, ngành hàng lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều bứt phá mới trên thị trường xuất khẩu.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam- tỉnh Hậu Giang năm 2023 hướng tới cơ giới hóa trong nông nghiệp

11:41 18/12/2023

Từ ngày 11 đến 14/12/2023 tỉnh Hậu Giang tổ chức Festival Quốc Tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hướng tới trở thành Quốc Gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng và giảm phát thải, gắn với đề án: “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2030”.

Gỡ “nút thắt” để ngành hàng lúa gạo phát triển

07:06 15/12/2023

Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước.

Bình quân mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm tại Festival lúa gạo

06:35 15/12/2023

(HG) - Thông tin nhanh từ Ban tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 (Festival), qua 4 ngày (từ ngày 11 đến 14-12) diễn ra các chuỗi sự kiện và hoạt động của Festival thì bình quân mỗi ngày có hàng chục ngàn du khách trong nước,

Hậu Giang đặt mục tiêu 28.000ha lúa chất lượng cao vào năm 2025

10:04 14/12/2023

Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Đồng Văn Thanh (ảnh), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang về việc thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta) và những kết quả mang lại bước đầu qua các hội thảo.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Làm thay đổi ngành hàng lúa gạo

09:54 14/12/2023

Với sự đóng góp mạnh mẽ của lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), cộng với sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế nên quá trình sản xuất lúa gạo Việt Nam đã, đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ để góp phần đưa ngành hàng lúa gạo Việt Nam từ khó khăn đi lên vươn tầm thế giới như hôm nay.

Để ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững trong tương lai

05:27 14/12/2023

Nằm trong chuỗi các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Hội thảo Quốc tế “Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới” do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức nhằm trao đổi về tình hình thị trường lúa gạo toàn cầu, xu hướng biến động trong thời gian tới và khuyến nghị các giải pháp phù hợp đưa ngành hàng gạo phát triển bền vững.

Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Venezuela

22:57 13/12/2023

(HGO) - Tiếp tục lịch trình làm việc tại Hậu Giang, trưa ngày 13-12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với ông Wilmar Alfredo Castro Soteldo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Đất đai Venezuela.

Lời cảm ơn từ Gala Dinner Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023

22:10 13/12/2023

(HGO) – Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, tối 13-12, đã diễn ra buổi Gala Dinner, với sự tham dự của ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng các đại biểu, khách quý trong nước và quốc tế tham dự sự kiện lần này.

Hậu Giang mong muốn và sẵn sàng hợp tác trong phát triển ngành hàng lúa gạo

22:08 13/12/2023

(HGO) - Trưa ngày 13-12, bên lề Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;

Những hình ảnh sinh động về lễ hội Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam

20:15 13/12/2023

Festival Quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 là sự kiện mang tầm cỡ quốc tế đã để lại những hình ảnh khó quên trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Gần 2 giờ gây án, đối tượng cướp giật tài sản bị bắt

09:05 27/12/2024

(HGO) – Sau khi tiếp nhận thông tin của nhân dân tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, xảy ra vụ cướp giật tài sản, lực lượng Công an xã đã phối hợp với lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trật tự ấp xác minh thu thập chứng cứ, báo cáo về trên để truy bắt đối tượng.

Hiệp đồng giao nhận quân, huấn luyện

08:30 27/12/2024

(HGO) – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tổ chức Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2025.

Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh: Trao giải 34 sản phẩm xuất sắc

08:23 27/12/2024

(HG) - Ngày 26-12, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hậu Giang lần thứ XI năm 2024 đã tổ chức tổng kết và trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm xuất sắc.

Lý do nhiều địa phương chưa tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2024

08:21 27/12/2024

(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…