Thứ Sáu, ngày 24/11/2023 | 08:34
![]() |
Phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh ở ĐBSCL được xem là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, cũng như các chiến lược, quy hoạch của vùng và các tỉnh trong vùng. Liên quan vấn đề này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn ông Huỳnh Văn Thòn (ảnh), Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời.
Ông có chia sẻ gì về việc sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện nay trong bối cảnh canh tác lúa bền vững, giảm phát thải khí nhà kính ?
- Có thể nói, hiện nay Việt Nam đang sản xuất theo diễn đàn lúa gạo bền vững quốc tế do 2 cơ quan lớn của Liên Hợp Quốc là Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc và Viện lúa IRRI thành lập. Đây là một tổ chức đưa ra các giải pháp cũng như tập hợp các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, kể cả các nhà môi trường chuyên nghiệp để thực hiện việc canh tác lúa bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Và đối với Việt Nam thì đã đạt được đỉnh cao. Trong 4 năm liền, chúng ta đạt mức tín chỉ 100%, tức là 100 điểm hoàn hảo, để xác nhận rằng trên phương pháp đó, trên cách canh tác đó, chúng ta hoàn toàn có được tín chỉ carbon. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có thị trường carbon. Và tất cả cái đó, mặc dù đã được các tổ chức quốc tế thẩm định và chứng nhận, nhưng hiện nay chúng ta còn phải làm bước tiếp nữa, trong quá trình làm bước tiếp đó, chúng ta đang tích lũy, nó không mất đi đâu cả.
Và khi chúng ta hình thành được tín chỉ carbon thị trường thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cái này bán ra. Bây giờ chúng ta đang có cái mức 10 USD/tín chỉ carbon. Tuy nhiên, ở thế giới, người ta vẫn có cái mức 120-150 USD/tín chỉ carbon. Tôi hy vọng chúng ta sẽ ở mức cao chứ không phải như mức tối thiểu mà có một số tổ chức quốc tế đến đây nói với chúng ta. Điều quan trọng cuối cùng là sản xuất cây lúa chiếm gần 50% lượng khí thải carbon nhà kính mà hiện nay chúng ta đang phấn đấu để giải quyết bài toán đó.
Như vậy, nông dân cần sản xuất như thế nào để tiến tới trung hòa, tích lũy tín chỉ carbon, thưa ông ?
- Nếu phương pháp canh tác của mình theo đúng các tiêu chí ở diễn đàn lúa gạo bền vững thì hoàn toàn chúng ta có tín chỉ carbon, đã tính sẵn, theo công thức rồi. Tất cả những cái đó, có sự thẩm định của các tổ chức quốc tế, họ thẩm định, xác nhận thì chúng ta mới có tín chỉ bán được. Tôi nghĩ rằng rất là sớm khi mà chúng ta hình thành phương pháp sản xuất cho 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao ở ĐBSCL thì sẽ thúc đẩy việc chúng ta tính tín chỉ carbon. Bởi vì nó sẽ sinh ra 2 điều kiện. Một là chúng ta phải chứng minh với các nhà đầu tư. Việc thứ 2 là chúng ta hoàn toàn có điều kiện để triển khai các phương pháp theo diễn đàn lúa gạo bền vững.
Chúng ta đang hình thành hệ sinh thái sản xuất lúa gạo bền vững. Ở đó, có các quy trình canh tác, người nông dân chỉ cần làm theo quy trình đó là chắc chắn được xác định theo tín chỉ carbon. Còn vấn đề đánh giá để bán được tín chỉ carbon thì chờ thị trường carbon, các nhà đánh giá. Khi chúng ta có số lượng lớn cần có tổ chức quốc tế đông đủ để đánh giá.
Ông có thể chia sẻ về hành trình này, cũng như kế hoạch của Tập đoàn Lộc Trời ?
- Đơn vị chúng tôi đã làm cái này trong nhiều năm rồi, gần 8 năm. Trong 4 năm gần đây nhất thì chúng ta đạt mức tuyệt đối 100 điểm hoàn hảo, trên thế giới chưa có nước nào làm được. Trong năm nay, chúng ta sẽ mở rộng hơn 50.000ha theo phương pháp này. Tôi tin đây là sự khởi đầu suôn sẻ, khi chúng ta hình thành 1 triệu héc-ta sản xuất theo giảm phát thải khí nhà kính thì hoàn toàn có thể mở rộng và thúc đẩy cái này. Nông dân chúng ta rất cần cù, sáng tạo và các nhà khoa học, nhà quản lý cũng có cơ sở tập hợp tổ chức nông dân đi theo phương án này, đó là HTX. Tôi hy vọng đây là cái bài học để chúng ta sẽ làm, sẽ đóng góp nhiều kinh nghiệm cho thế giới về vấn đề giảm rác thải cho ruộng lúa.
Bà con nông dân áp dụng cấy lúa bằng máy.
Sắp tới, Hậu Giang tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo, ở góc độ doanh nghiệp, ông có kỳ vọng như thế nào ?
- Trong xu thế bây giờ, chúng ta thấy thế giới đang quan tâm tới an ninh lương thực mà chúng ta là một quốc gia có khả năng sản xuất, đóng góp 7 triệu tấn gạo. Chúng ta đóng góp 7 triệu tấn đó một cách ổn định chứ không phải năm này có năm kia không. Có những quốc gia đóng góp nhiều hơn mình nhưng có năm họ đóng góp nhiều, có năm họ lại nhập khẩu. Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia đặc biệt, giàu tiềm năng, giàu thế mạnh của thiên nhiên ưu đãi và nhờ vào sự sáng tạo của người nông dân, chúng ta có thể sản xuất lúa trong cả năm, vừa giải quyết được vấn đề lao động, về vốn, vừa đảm bảo an ninh lương thực. Lúa đó là lúa mới. Cơ sở để chúng ta có gạo ngon, giảm được tồn trữ, giảm chi phí bảo quản. Đấy chính là con đường đi rất sáng của bức tranh lúa gạo Việt Nam. Và tôi hy vọng Festival lúa gạo Hậu Giang sẽ chia sẻ được với mọi người để chúng ta có niềm tin, niềm phấn khởi. Đồng thời, chúng ta sẽ thu hút được nhiều đầu tư từ các quốc gia, kể cả các quốc gia không chỉ cần gạo.
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện
11:41 18/12/2023
Từ ngày 11 đến 14/12/2023 tỉnh Hậu Giang tổ chức Festival Quốc Tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hướng tới trở thành Quốc Gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng và giảm phát thải, gắn với đề án: “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2030”.
07:06 15/12/2023
Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước.
06:35 15/12/2023
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 (Festival), qua 4 ngày (từ ngày 11 đến 14-12) diễn ra các chuỗi sự kiện và hoạt động của Festival thì bình quân mỗi ngày có hàng chục ngàn du khách trong nước,
10:04 14/12/2023
Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Đồng Văn Thanh (ảnh), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang về việc thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta) và những kết quả mang lại bước đầu qua các hội thảo.
09:54 14/12/2023
Với sự đóng góp mạnh mẽ của lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), cộng với sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế nên quá trình sản xuất lúa gạo Việt Nam đã, đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ để góp phần đưa ngành hàng lúa gạo Việt Nam từ khó khăn đi lên vươn tầm thế giới như hôm nay.
05:27 14/12/2023
Nằm trong chuỗi các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Hội thảo Quốc tế “Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới” do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức nhằm trao đổi về tình hình thị trường lúa gạo toàn cầu, xu hướng biến động trong thời gian tới và khuyến nghị các giải pháp phù hợp đưa ngành hàng gạo phát triển bền vững.
23:04 13/12/2023
Theo đánh giá của ngành chức năng, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam ngoài việc đang gặt hái được nhiều kết quả quan trọng th́ vẫn c̣n không ít những điểm nghẽn và rào cản để có thể bứt phá mạnh mẽ hơn.
22:57 13/12/2023
(HGO) - Tiếp tục lịch trình làm việc tại Hậu Giang, trưa ngày 13-12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với ông Wilmar Alfredo Castro Soteldo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Đất đai Venezuela.
22:10 13/12/2023
(HGO) – Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, tối 13-12, đã diễn ra buổi Gala Dinner, với sự tham dự của ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng các đại biểu, khách quý trong nước và quốc tế tham dự sự kiện lần này.
22:08 13/12/2023
(HGO) - Trưa ngày 13-12, bên lề Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;
09:46 11/05/2025
(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
19:19 10/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.
17:37 10/05/2025
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.
11:17 10/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.