Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp để phát triển bền vững

Thứ Sáu, ngày 08/12/2023 | 07:48

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới trở thành quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng, giảm phát thải, phát triển theo hướng xanh và bền vững gắn với Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Đặc biệt là mới đây gạo Việt Nam được công nhận là gạo ngon nhất thế giới cũng là một tin đáng phấn khởi cho ngành hàng lúa gạo. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, ông Nguyễn Như Cường (ảnh), Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết:

- Trước thềm Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, cũng như Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta) thì đây là một niềm vui, là động viên, khích lệ cho ngành lúa gạo Việt Nam. Và đây cũng là điều kiện cần để phát triển giá trị, hình ảnh hạt gạo Việt Nam ra thị trường quốc tế. Vì Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 2, thứ 3 trên thế giới. Đây là thành công và cũng khẳng định được quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo, quá trình đóng góp của nhà khoa học, người nông dân, các doanh nghiệp đối với ngành lúa gạo Việt Nam thời gian qua.

Ông đánh giá như thế nào về gạo Việt Nam vừa được công nhận là gạo ngon nhất thế giới năm 2023 ?

- Được công nhận gạo ngon nhất thế giới là niềm tự hào, vinh hạnh và cần tôn vinh đối với 3 doanh nghiệp gửi 6 loại gạo tham gia cuộc thi. Tuy nhiên, vì ngành lúa gạo thế giới phát triển rất nhanh thì chúng ta không thể đứng một chỗ, mà phải chung tay, đồng lòng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lúa gạo thế giới, không chỉ về số lượng, giá cả mà còn vấn đề phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu thì mới có thể duy trì, giữ vững danh hiệu được. Còn chúng ta cứ tự hào mãi với cái hiện có mà không phấn đấu sẽ bị thụt lùi.

Giá gạo hiện nay đang ở mức cao, ông có đánh giá như thế nào về tình hình sản xuất và xuất khẩu của nước ta ?

- Giá gạo thế giới hiện duy trì ở mức cao và theo các tổ chức tài chính thì giá gạo có thể cao đến năm 2025. Có thể nói đây là thời cơ, cơ hội của ngành lúa gạo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng để cơ hội biến thành giá trị thực sự, biến thành thu nhập của người dân thì chúng ta phải hành động thì mới biến cơ hội thành giá trị thực sự được. Do vậy cần phải tiếp tục phát huy, duy trì, nhất là doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan của Bộ Công thương, Nông nghiệp, Ngoại giao... để nắm bắt thông tin, dự báo thị trường gạo thế giới để có định hướng hợp đồng, giá cả thế nào có lợi nhất. Cần có sự liên kết chặt chẽ với nông dân để đảm bảo vùng nguyên liệu lớn, sản xuất ra đủ lượng gạo, ổn định về số lượng, chất lượng, ổn định giá cả để cung cấp cho các đơn hàng. Ngoài ra, phải tuân thủ các quy định của Chính phủ ban hành về xuất khẩu lúa gạo.

Chính phủ cũng vừa ban hành Đề án 1 triệu héc-ta lúa, về phía Bộ NN&PTNT có kế hoạch gì để thực hiện đề án này ?

- Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các kế hoạch, cũng như rà soát lại các cơ chế, chính sách và phối hợp các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện.

Hiện tại, Việt Nam có một bộ giống lúa rất tốt, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, đủ điều kiện để bố trí mùa vụ thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là một quá trình đầu tư có hệ thống, bài bản của Bộ NN&PTNT thông qua đề tài nghiên cứu khoa học về giống lúa mới. Bộ giống lúa này đáp ứng yêu cầu, phù hợp điều kiện sinh thái, mùa vụ ở Việt Nam, phù hợp nhu cầu tiêu thụ, thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam cũng như thị trường xuất khẩu.

Về mục tiêu của đề án này ra sao, thưa ông ?

- Mục tiêu là hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Đề án được triển khai tại 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 1 triệu héc-ta là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long. Giai đoạn 1 (2024-2025), tập trung vào củng cố các diện tích đã có của Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000ha. Giai đoạn 2 (2026-2030), xác định rõ vùng trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài, trong giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu là đầu tư cho những vùng diện tích mới trên cơ sở hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV).

Khi tham gia thực hiện đề án cần đảm bảo các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, quy hoạch và diện tích tối thiểu; canh tác bền vững và tăng trưởng xanh; tiêu chí về tổ chức sản xuất; tiêu chí doanh nghiệp tham gia liên kết.

Hậu Giang đang đẩy mạnh phát triển lúa gạo chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo ông, các nhiệm vụ, giải pháp nào để thực hiện thành công đề án ?

- Sẽ rà soát, củng cố, kiện toàn diện tích 180.000ha thuộc Dự án VnSAT để triển khai trong vụ Đông xuân năm 2023-2024 và các vụ tiếp theo trong năm 2025. Tiếp tục rà soát các diện tích đủ tiêu chí để mở rộng đạt 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL vào năm 2030.

Áp dụng các gói kỹ thuật về canh tác lúa bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện các quy trình xử lý rơm rạ; xây dựng các mô hình trình diễn; tập huấn cho các hộ nông dân, hợp tác xã. Xây dựng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon trong và ngoài nước.

Các hộ trồng lúa, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Đề án phải đăng ký và cam kết thực hiện; tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác hay các tổ chức của nông dân; các doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các hợp tác xã, hộ sản xuất. Hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm logistics gắn với vùng chuyên canh có sự tham gia của các hợp tác xã và doanh nghiệp. Tập huấn, chuyển giao cho hộ trồng lúa và hợp tác xã biện pháp canh tác bền vững, biện pháp xử lý rơm rạ, ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến thức quản trị, kinh doanh, thị trường, chuyển đổi số. Xây dựng chương trình khuyến nông riêng cho phát triển sản xuất lúa phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó ưu tiên nâng cao năng lực cho tổ chức khuyến nông cộng đồng.

Nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có và hoàn thiện hệ thống kênh mương kết hợp với giao thông nội đồng; rà soát mạng lưới kho, sấy, chế biến trong vùng chuyên canh lúa để tạo điều kiện mở rộng cho doanh nghiệp liên kết sản xuất - tiêu thụ. Hình thành các trung tâm logistics bảo đảm cung cấp tốt các dịch vụ kỹ thuật và bảo quản sau thu hoạch.

Huy động sự hỗ trợ từ các quỹ, các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán các nước trong triển khai các chương trình giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. Tiếp cận các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính không hoàn lại từ nguồn tài chính Chuyển đổi Tài sản Các-bon (TCAF) của Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ xây dựng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định; hướng tới thị trường tín chỉ các-bon trong và ngoài nước để tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo; hình thành tổ chức và đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định và cấp tín chỉ các-bon.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có; hỗ trợ các địa phương giữ đất trồng lúa đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án. Thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm nông nghiệp… Ưu tiên chương trình tín dụng hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Xây dựng cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường, thương hiệu sản phẩm gạo chất lượng cao và phát thải thấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Các địa phương ưu tiên thực hiện các chính sách hiện hành hỗ trợ hộ trồng lúa, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng thực hiện Đề án, được đào tạo, vay vốn ưu đãi từ các chính sách tín dụng của nhà nước và được hưởng lợi ích do bán tín chỉ các-bon...

Xin cảm ơn ông !

HOÀI THANH thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam- tỉnh Hậu Giang năm 2023 hướng tới cơ giới hóa trong nông nghiệp

11:41 18/12/2023

Từ ngày 11 đến 14/12/2023 tỉnh Hậu Giang tổ chức Festival Quốc Tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hướng tới trở thành Quốc Gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng và giảm phát thải, gắn với đề án: “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2030”.

Gỡ “nút thắt” để ngành hàng lúa gạo phát triển

07:06 15/12/2023

Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước.

Bình quân mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm tại Festival lúa gạo

06:35 15/12/2023

(HG) - Thông tin nhanh từ Ban tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 (Festival), qua 4 ngày (từ ngày 11 đến 14-12) diễn ra các chuỗi sự kiện và hoạt động của Festival thì bình quân mỗi ngày có hàng chục ngàn du khách trong nước,

Hậu Giang đặt mục tiêu 28.000ha lúa chất lượng cao vào năm 2025

10:04 14/12/2023

Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Đồng Văn Thanh (ảnh), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang về việc thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta) và những kết quả mang lại bước đầu qua các hội thảo.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Làm thay đổi ngành hàng lúa gạo

09:54 14/12/2023

Với sự đóng góp mạnh mẽ của lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), cộng với sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế nên quá trình sản xuất lúa gạo Việt Nam đã, đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ để góp phần đưa ngành hàng lúa gạo Việt Nam từ khó khăn đi lên vươn tầm thế giới như hôm nay.

Để ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững trong tương lai

05:27 14/12/2023

Nằm trong chuỗi các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Hội thảo Quốc tế “Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới” do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức nhằm trao đổi về tình hình thị trường lúa gạo toàn cầu, xu hướng biến động trong thời gian tới và khuyến nghị các giải pháp phù hợp đưa ngành hàng gạo phát triển bền vững.

Tháo điểm nghẽn - Nâng tầm chuỗi giá trị lúa gạo

23:04 13/12/2023

Theo đánh giá của ngành chức năng, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam ngoài việc đang gặt hái được nhiều kết quả quan trọng th́ vẫn c̣n không ít những điểm nghẽn và rào cản để có thể bứt phá mạnh mẽ hơn.

Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Venezuela

22:57 13/12/2023

(HGO) - Tiếp tục lịch trình làm việc tại Hậu Giang, trưa ngày 13-12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với ông Wilmar Alfredo Castro Soteldo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Đất đai Venezuela.

Lời cảm ơn từ Gala Dinner Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023

22:10 13/12/2023

(HGO) – Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, tối 13-12, đã diễn ra buổi Gala Dinner, với sự tham dự của ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng các đại biểu, khách quý trong nước và quốc tế tham dự sự kiện lần này.

Hậu Giang mong muốn và sẵn sàng hợp tác trong phát triển ngành hàng lúa gạo

22:08 13/12/2023

(HGO) - Trưa ngày 13-12, bên lề Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tất bật xuống giống lúa Đông xuân

09:25 26/11/2024

​​​​​​​Nhằm đảm bảo gieo sạ đúng lịch thời vụ của từng vùng sinh thái theo khuyến cáo từ ngành nông nghiệp và địa phương trong tỉnh, những ngày qua,

Bóng đá nữ Việt Nam định hướng gì cho tương lai ?

09:22 26/11/2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang nỗ lực đầu tư toàn diện, chú trọng nhiệm vụ chăm sóc “gốc rễ” cho sự phát triển bền vững của bóng đá nữ nước nhà, với nhiều kỳ vọng lớn...

Cầu nối giúp người lao động tìm việc làm phù hợp

09:18 26/11/2024

​​​​​​​Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.

Đường Nguyễn Huệ nối dài được duy tu, sửa chữa

09:17 26/11/2024

(HG) - Sau khi Báo Hậu Giang phản ánh về tuyến đường Nguyễn Huệ nối dài (đoạn từ cầu Bà Quyền đến cầu Sáu Thước) thuộc ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bị xuống cấp nặng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.