41 ứng viên GS, PGS bị loại: các hội đồng có 'vô can'?

Thứ Ba, ngày 03/04/2018 | 13:59

Một số thành viên hội đồng ngành cho rằng hội đồng chỉ xét duyệt trên hồ sơ, còn tính chính xác hồ sơ đến đâu thì hội đồng cũng... chịu, không kiểm soát được.

Một buổi trao chứng nhận đạt chuẩn GS, PGS - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 2-4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát 94 hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS).

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục xử lý các cơ sở giáo dục công nhận số giờ giảng cho các ứng viên không chính xác và sẽ công bố công khai cho công luận.

Ông Nhạ cũng nhấn mạnh Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chỉ công nhận các ứng viên đủ điều kiện, còn việc bổ nhiệm giáo sư hay phó giáo sư là do các cơ sở giáo dục tự quyết định.

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định Thủ tướng hay Phó thủ tướng "không quyết định ai đủ điều kiện" mà đây là việc của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Hội đồng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Chính phủ và Thủ tướng theo đúng quy chế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh và đánh giá cao một số ứng viên đã tự xin rút hồ sơ đề nghị để tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Xin rút vào phút chót

Trong một diễn biến khác, 41/94 ứng viên giáo sư, phó giáo sư thuộc diện phải rà soát đã bị loại khỏi danh sách công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Đây là những người không đạt chuẩn sau rà soát hoặc tự nộp đơn xin rút. Trong đó có nhiều quan chức ở các bộ, ban, ngành, như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Xuân Cừ...

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trước khi tổng hợp thông tin xác minh từ thực tế, ngày 13-3 thanh tra Bộ GD-ĐT đã gửi văn bản đến các ứng viên thuộc diện bị rà soát yêu cầu họ giải trình trong thời hạn một tuần.

Nhiều người vẫn bảo lưu hồ sơ để tiếp tục hi vọng được xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Nhưng chứng cứ từ thanh tra lại cho kết quả khác.

Có trường hợp các giấy tờ, hợp đồng, thanh lý hợp đồng giảng dạy trên văn bản được ký từ năm 2012-2013 nhưng nét mực vẫn còn mới tinh và số điện thoại trên hợp đồng lại hiển thị mã vùng vừa thay đổi từ... năm 2017.

Có trường hợp khai dạy môn học 60-70 tiết, nhưng kiểm tra tại cơ sở đào tạo thì môn học đó chỉ vỏn vẹn 2 học trình, nên dù có dạy thật cũng chỉ là 30 tiết. Không ít trường hợp thiếu các minh chứng về hợp đồng giảng dạy, thanh lý hợp đồng, nhận xét của cơ sở đào tạo ký hợp đồng...

Với nhiều trường hợp, thanh tra Bộ GD-ĐT đã đối chất trực tiếp với ứng viên để đi đến kết luận cuối cùng một cách "tâm phục, khẩu phục". Bên cạnh đó, cũng không ít người kiên trì bổ sung minh chứng.

Thậm chí, sau khi thanh tra làm việc với các thường trực hội đồng ngành, thông báo kết quả rà soát (ngày 27 và 28-3), vẫn có ứng viên đề nghị được bổ sung chứng cứ chứng minh mình đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.

Nhưng cũng có người sau nhiều lần chứng minh vẫn không đủ cơ sở để thuyết phục tổ công tác bằng minh chứng đã chọn lựa việc xin rút khỏi danh sách vào phút chót.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trong 41 ứng viên không được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, tính đến ngày 2-4 có gần 20 ứng viên đã nộp đơn xin rút.

Trách nhiệm các hội đồng đến đâu?

Đây chỉ là rà soát trên 94 trường hợp có đơn thư, hồ sơ không đảm bảo. Còn nếu rà soát nghiêm túc với cả ngàn ứng viên như cách làm với 94 ứng viên này, tôi nghĩ con số sẽ khác''

TS Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT)

Theo GS Bùi Văn Ga - phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, trước khi đưa ra kết luận, thường trực Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cũng đã làm việc với chủ tịch hội đồng ngành thông tin kết quả để hội đồng ngành thông báo cho ứng viên.

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cũng cho biết ứng viên nào thấy mình có chứng cứ mới so với chứng cứ đã báo cáo với thanh tra có thể bổ sung.

Tuy nhiên đến ngày 2-4, không có ứng viên nào phản hồi minh chứng mới. Như vậy, 41 ứng viên này chính thức không được công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

"Từ việc rà soát này, thấy có lỗi của một số cơ sở giáo dục trong xác nhận giờ giảng cho ứng viên. Một số nơi xuê xoa trong việc ký xác nhận giờ giảng dù ứng viên không có đủ các minh chứng cần thiết.

Vì vậy, bài học rút ra là các trường trước khi xác nhận giờ giảng bắt buộc đòi hỏi ứng viên phải đưa ra đủ minh chứng, giấy tờ liên quan. Với các hội đồng cơ sở, nơi thẩm định hồ sơ ban đầu, kiên quyết xem xét kỹ những trường hợp chưa thực sự yên tâm" - ông Ga nhận xét.

Một số thành viên hội đồng ngành cũng cho rằng khó có thể đổ trách nhiệm lên hội đồng ngành vì hội đồng chỉ xét duyệt trên hồ sơ, còn tính chính xác hồ sơ đến đâu thì hội đồng cũng... chịu, không kiểm soát được.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia giáo dục, với những trường hợp mà hồ sơ thiếu hợp đồng giảng dạy, thanh lý hợp đồng, thậm chí thiếu cả hai giấy tờ này thì ai nhìn cũng biết nên không thể nói hội đồng không có trách nhiệm.

"Tốt nhất là trước khi bỏ phiếu - khâu vốn có thể nảy sinh cảm tính - hội đồng ngành cần rà kỹ tiêu chuẩn "cứng" của ứng viên, tránh sai sót. Còn các cơ sở đào tạo xác nhận không đúng, bộ không thể xuê xoa mà phải chấn chỉnh nghiêm khắc" - vị chuyên gia này kiến nghị.

Chưa công bố danh sách cụ thể

Trong thông cáo gửi đến các cơ quan báo chí thông tin về việc "có thêm 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017", Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố danh sách cụ thể 53 người này. 41 ứng viên bị loại vẫn là "ẩn số".

Trong đó, Bộ GD-ĐT vẫn nhận định chung "năm 2017, chất lượng khoa học của các ứng viên đã tăng lên một bước rõ rệt so với năm 2016 và ngày càng tiệm cận tới các chuẩn mực quốc tế" với một loạt dẫn chứng về số lượng công bố quốc tế của các ứng viên.

Theo Tuổi trẻ Online

Xem thêm

Hai học sinh tìm cách tận dụng phụ phẩm từ cá thát lát

08:03 08/10/2024

Sản phẩm “Chiết xuất canxi từ xương cá thát lát và ứng dụng bổ sung vào thức ăn cho gà con” của nhóm học sinh đến từ Trường THPT Châu Thành A, đã tìm ra cách làm mới để tận dụng phụ phẩm từ loại nông sản chủ lực này.

“Vòng tay nhân ái” nâng bước em đến trường

07:36 02/10/2024

Đảng ủy phường III, thành phố Vị Thanh đã triển khai thực hiện mô hình “Vòng tay nhân ái” với phương châm “Không để trẻ em nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học”. Mô hình đã kịp thời hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng hiếu học nhẹ bước đến trường.

Sinh kế cho hộ nghèo: Từ mô hình đến thực tiễn

07:12 30/09/2024

Nằm trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, dự án nuôi dê thương phẩm được triển khai ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, trao cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân.

Vì sao cần phải quan tâm đặc biệt khám sức khỏe trước kết hôn ?

06:08 27/08/2024

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là một việc làm rất cần thiết mà các cặp nam, nữ nên thực hiện để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh nguy hiểm, đảm bảo hạnh phúc gia đình và chất lượng giống nòi tương lai.

Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10 - 8

10:10 09/08/2024

Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các cấp hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/Dioxin trên địa bàn tỉnh, theo thời gian, nỗi đau của các nạn nhân da cam đã dần vơi, cuộc sống của họ đang ngày càng khởi sắc hơn.

Hậu Giang chính thức có Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

06:13 30/07/2024

(HG) - UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc tổ chức lại Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh. Cơ sở vật chất tiếp nhận bàn giao và tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh.

Nhớ về sự học những tháng năm chiến tranh khốc liệt

06:10 30/07/2024

Giữa năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt, Trường Tây Đô - Nguyễn Việt Hồng đã nuôi dưỡng, giáo dục hàng ngàn học sinh, cống hiến vào công cuộc dựng xây đất nước. Giờ đây, mỗi năm họp mặt một lần, thầy trò gặp nhau mừng vui, nghẹn ngào, kể nhau nghe những kỷ niệm không thể nào quên...

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:43 16/07/2024

Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

Đẩy mạnh vận động bảo hiểm xã hội tự nguyện

05:42 16/07/2024

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, quyết tâm đạt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trong năm 2024 đang được thị trấn Rạch Gòi (huyện Châu Thành A) nỗ lực thực hiện.

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:23 12/07/2024

Quy trình cai nghiện ma túy theo quy định pháp luật

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN BÁO CHÍ

23:35 11/10/2024

ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN TỪ NGÀY 11/10/2024 Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2024 Ngày 10/10/2024, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam,

Cộng đồng doanh nghiệp đã dần lớn mạnh cả về số lượng và tầm vóc

23:26 11/10/2024

(HGO) - Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức họp mặt ngày Doanh nhân Việt Nam. Dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh,

Tin vắn

18:05 11/10/2024

Giải bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hà Nội mới (ảnh) lần thứ XI - năm 2024, khởi tranh từ ngày 7 đến 10-11, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội).

Biến lợi thế sông nước thành thế mạnh du lịch

14:26 11/10/2024

Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước.