Giúp trẻ khuyết tật được học nghề

Thứ Hai, ngày 23/12/2019 | 08:02

Không những giúp trẻ khuyết tật học chữ mà còn dạy nghề, tạo điều kiện để các em tìm kiếm việc làm tự nuôi sống bản thân, đó là điều các thầy cô giáo ở Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh và giáo viên dạy nghề nỗ lực thực hiện với tất cả tình yêu thương, trách nhiệm.

Lớp dạy nghề đan đát được mở tại Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh.

Đến thăm lớp dạy nghề đan lục bình của các em học sinh khuyết tật ở Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, nếu không được giới thiệu trước, có lẽ ai cũng nghĩ rằng các em đều bình thường như bao trẻ em khác với đôi bàn tay linh hoạt khi luồng từng cọng lục bình vào nhau. Khi gặp vấn đề khó, các em sẵn sàng giúp đỡ nhau thông qua ngôn ngữ ký hiệu từ đôi tay để cùng hoàn thành công việc, nếu khó hơn thì hỏi giáo viên giảng dạy. Khác với những lớp nghề cho lao động nông thôn khác, lớp học nghề của những học sinh khuyết tật chỉ có 15 em, tất cả là học sinh khiếm thính.

Chị Nguyễn Thị Đậm, giáo viên dạy nghề ở Hợp tác xã Kim Ngân, cho biết, để có thể đan hoàn thành sản phẩm lục bình, các em đã phải nỗ lực gấp nhiều lần so với người bình thường. Quả thật không đơn giản để có thể dạy trẻ khiếm thính học nghề. “Dạy nghề cho các em học sinh khiếm thính rất khó, bởi tôi không biết được ngôn ngữ ký hiệu của các em. Lúc đầu, phải nhờ giáo viên ở trường hỗ trợ. Nhìn thấy các em buồn rầu khi đan không đẹp, hay đan sai, thấy thương các em lắm. Lúc đó, chúng tôi phải an ủi, vỗ về giống như người mẹ, nhờ vậy, mà giờ đây em nào cũng tiến bộ thấy rõ”, chị Đậm chia sẻ.

Cầm trên tay, sản phẩm vừa mới đan xong, qua ngôn ngữ ký hiệu và phiên dịch của giáo viên ở trường, em Trịnh Thị Tuyết Nghi, học sinh Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, cho biết: “Tự mình đan được như thế này, em mừng lắm”. Còn em Nguyễn Hoàng Nhi cho biết: “Gia đình em khó khăn lắm, nên em nỗ lực học nghề để sau này có việc làm, tự lo cho mình”. Nhìn các em say mê học tập, mới thấy các em cháy bỏng ước mơ có được cái nghề để mai này tự lao động nuôi sống bản thân, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thời gian qua, nhằm tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật tham gia lao động, các ngành, các cấp đã mở các lớp dạy nghề tại trường. Điều này đã thắp lên hy vọng cho các em, do đó, các em rất phấn khởi. Ông Trần Văn Thiên, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Học sinh ở trường chủ yếu là khiếm thính, khiếm thị. Tuy nhiên, nhà trường chỉ dạy đến lớp 5, vì vậy sau khi ra trường hầu hết các em đều quay về nhà trong sự đùm bọc của gia đình, chưa có khả năng tìm kiếm việc làm, tự nuôi sống bản thân. Khi các ngành, các cấp tạo điều kiện mở lớp dạy nghề cho học sinh khuyết tật tại trường, không chỉ học sinh mà giáo viên chúng tôi ai cũng phấn khởi, vì từ nay cuộc đời các em sẽ bước sang trang mới, có điều kiện vươn lên hòa nhập cộng đồng”.

Hợp tác xã Kim Ngân đang cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm đan lục bình do các em học sinh khuyết tật làm. Đây là tín hiệu mừng cho công tác giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Chị Nguyễn Thị Đậm, giáo viên dạy nghề cho biết, dẫu các em bị khuyết tật, nhưng các em rất siêng năng, chăm chỉ, sản phẩm làm ra đảm bảo theo yêu cầu.

Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh hiện đang nuôi dạy 45 học sinh khiếm thính, khiếm thị. Hầu hết các em đều thuộc gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên mọi chi phí như dụng cụ học tập, ăn nghỉ đều được Đảng, Nhà nước hỗ trợ và tấm lòng thơm thảo từ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm. Những năm qua, để giúp học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, các ngành, các cấp đã mở một số lớp học nghề tại trường như kết hạt cườm, may công nghiệp, làm lồng đèn, đan lục bình… Song để các em có thể gắn bó với nghề đã học, đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải quan tâm, tạo điều kiện, vì nếu không có việc làm thì người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng...

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

Xem thêm

Hai học sinh tìm cách tận dụng phụ phẩm từ cá thát lát

08:03 08/10/2024

Sản phẩm “Chiết xuất canxi từ xương cá thát lát và ứng dụng bổ sung vào thức ăn cho gà con” của nhóm học sinh đến từ Trường THPT Châu Thành A, đã tìm ra cách làm mới để tận dụng phụ phẩm từ loại nông sản chủ lực này.

“Vòng tay nhân ái” nâng bước em đến trường

07:36 02/10/2024

Đảng ủy phường III, thành phố Vị Thanh đã triển khai thực hiện mô hình “Vòng tay nhân ái” với phương châm “Không để trẻ em nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học”. Mô hình đã kịp thời hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng hiếu học nhẹ bước đến trường.

Sinh kế cho hộ nghèo: Từ mô hình đến thực tiễn

07:12 30/09/2024

Nằm trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, dự án nuôi dê thương phẩm được triển khai ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, trao cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân.

Vì sao cần phải quan tâm đặc biệt khám sức khỏe trước kết hôn ?

06:08 27/08/2024

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là một việc làm rất cần thiết mà các cặp nam, nữ nên thực hiện để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh nguy hiểm, đảm bảo hạnh phúc gia đình và chất lượng giống nòi tương lai.

Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10 - 8

10:10 09/08/2024

Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các cấp hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/Dioxin trên địa bàn tỉnh, theo thời gian, nỗi đau của các nạn nhân da cam đã dần vơi, cuộc sống của họ đang ngày càng khởi sắc hơn.

Hậu Giang chính thức có Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

06:13 30/07/2024

(HG) - UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc tổ chức lại Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh. Cơ sở vật chất tiếp nhận bàn giao và tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh.

Nhớ về sự học những tháng năm chiến tranh khốc liệt

06:10 30/07/2024

Giữa năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt, Trường Tây Đô - Nguyễn Việt Hồng đã nuôi dưỡng, giáo dục hàng ngàn học sinh, cống hiến vào công cuộc dựng xây đất nước. Giờ đây, mỗi năm họp mặt một lần, thầy trò gặp nhau mừng vui, nghẹn ngào, kể nhau nghe những kỷ niệm không thể nào quên...

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:43 16/07/2024

Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

Đẩy mạnh vận động bảo hiểm xã hội tự nguyện

05:42 16/07/2024

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, quyết tâm đạt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trong năm 2024 đang được thị trấn Rạch Gòi (huyện Châu Thành A) nỗ lực thực hiện.

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:23 12/07/2024

Quy trình cai nghiện ma túy theo quy định pháp luật

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

Tin vắn

18:05 11/10/2024

Giải bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hà Nội mới (ảnh) lần thứ XI - năm 2024, khởi tranh từ ngày 7 đến 10-11, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội).

Biến lợi thế sông nước thành thế mạnh du lịch

14:26 11/10/2024

Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước.

Gặp gỡ đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, gặp gỡ Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ra mắt Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú tỉnh Hậu Giang

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 (khoá X) nhiệm kỳ 2023 - 2028, sơ kết công tác hội quý III; sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quyết định của Trung ương. Dự hội nghị có ông Sầm Hoàng Minh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ.