Nghe kể chuyện chăm sóc thương binh trong chiến tranh

Thứ Năm, ngày 22/04/2021 | 20:05

18 tuổi, bà Mai Thị Xinh (Ba Xinh), ở ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, trốn nhà theo cách mạng (năm 1968) và được tiếp nhận vào Trạm Y tế xã Phụng Hiệp, làm nhiệm vụ chăm sóc thương binh. Từ đó, ngày đêm bà cùng chị em đơn vị săn sóc bộ đội, có lúc vì đau quá mà bộ đội chửi mắng nhưng bà vẫn vui vẻ xoa dịu vết thương các anh.


Bà Ba Xinh bên Huân chương Kháng chiến do Chủ tịch nước tặng.

Bà Ba Xinh kể, khi trốn nhà đến nơi, chú Út Phước, Trưởng trạm Y tế, tiếp nhận ngay, sau đó được hướng dẫn cơ bản về sơ cứu ban đầu (vệ sinh, băng bó vết thương) khi bộ đội bị thương nhẹ được chuyển đến. Quen dần, bà Xinh được giao nhiệm vụ chích thuốc cho bộ đội vì cũng không nhiều loại thuốc. Gọi là Trạm chứ là nhà của ông Út Phước được ngụy trang kín đáo. 

Bà Ba kể rằng, vì là nhà nên khả năng cao nhất của Trạm cũng chỉ phục vụ từ 5-7 thương binh nhẹ thôi, nhiều và nặng thì phải chuyển lên “tuyến trên”: dân y, quân y. “Chở bệnh nhân đến, đi toàn bằng xuồng ba lá; địch càn quét mình chạy cũng phải bằng mọi giá chở bộ đội bị thương theo”, bà Xinh nói thêm.

Những năm chống Mỹ ác liệt, công việc của bà và chị em nhiều hơn, cực hơn nhưng bà nói vui lắm chứ không phải nơm nớp lo sợ, căng thẳng trong công việc. “Cực lắm, sáng thay băng chích thuốc, chiều cũng thay băng chích thuốc; băng qua sử dụng thì phải xả cho sạch rồi giặt bằng nước tẩy, nấu nước nóng trụng lại, văng dây phơi khô rồi đem hấp đến 3 tiếng đồng hồ chứ đâu phải như bây giờ xài một lần rồi bỏ. Rồi phải lo cơm cháo, nước uống đầy đủ cho mấy anh thương binh chứ đâu chỉ nhiệm vụ y tá không”, bà Ba kể.

Cuộc đời chăm sóc thương binh của bà có nhiều kỷ niệm. Bà nhớ lại, có lần phục vụ ca mổ bộ đội bị thương, lúc này địch dội bom gần đó làm giật mạnh mặt đất, văng thương binh từ trên giường xuống đất, tuy nhiên ca mổ vẫn phải tiếp tục vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của thương binh; cũng may là địch không đánh phá thêm.

Hay khi lúc mấy anh thương binh bị vết thương hành đau đớn, bà Ba và chị em phải thức giấc chích thuốc giảm đau, thuốc an thần cho họ. Bà Xinh kể: “Có lần chăm sóc vết thương mới của bộ đội, vì đau đớn nên các anh la lối lắm, nhiều anh còn nạt nộ “tụi bây làm nhẹ chứ mạnh tay tao đá bây văng ra à”, nhưng tôi không giận mà chỉ nhẹ nhàng, vỗ về cho các anh qua cơn đau”.

Một lần khác khi đơn vị hết gạo, bà Ba bạo gan cùng một chị ở đơn vị chèo ghe chở lúa đi chà ở cách đơn vị khá xa (lúa được dân cho). Lúc đi ngang đồn địch, chúng không hỏi gì, khi về, chúng ra lệnh dừng lại kiểm tra. Chúng hỏi thẳng: Chà gạo cho Việt cộng hay tiếp tế cho Việt cộng?

Với kinh nghiệm của một y tá, bà Ba Xinh rất sợ và nghĩ khó lòng thoát khỏi sự tra hạch của lính ngụy. Song, bà nhớ bọn này rất ham tiền nên qua mấy câu nói dóc và làm động tác móc tiền từ túi áo ra, một tên lính có vẻ có quyền yêu cầu bà Xinh đến chỗ hắn để “tra hỏi kỹ”. Liền lúc này bà vét sạch túi tiền đâu mấy trăm đồng gì đó nhét vào tay tên lính và năn nỉ gạo là của chị em chung xóm hùn lại chà ăn chứ cho Việt cộng gì đâu. Vậy là tên lính cho bà qua và nói: chị này quen biết với hắn.

“Chà gạo hồi đó khó lắm, nhà bao nhiêu người là chỉ được chà bao nhiêu ký thôi chứ hơn nữa lính đâu cho. Vậy mà lần đó nhờ lèo lái mà qua mặt được chúng, anh em đơn vị có gạo mà ăn để cùng chống giặc”, bà Xinh nói thêm.

Bà Xinh công tác cỡ 4-5 năm rồi bị thương trong một lần chạy giặc nên sau đó không tham gia nữa. Ba Xinh không nhớ rõ chăm sóc cho bao nhiêu thương binh nhưng đó là ký ức đẹp của thời con gái. Bà Ba nhớ nhiều những lúc bình yên (giặc không càn quét), anh chị em quây quần bên nhau ca hát, nấu chè, nấu cháo ăn, rất vui!

Bà khắc ghi nhất những lời gửi gắm của thương binh khi vào đây: “Em ráng trị cho anh mau lành để anh còn ra chiến trường giết giặc nữa”.

Ngày hòa bình, thống nhất đất nước, bà Ba Xinh cũng tích cực với nhiều hoạt động ở địa phương trong khắc phục hậu quả chiến tranh; nhiều năm tham gia công tác phụ nữ ở ấp, là đại biểu HĐND xã Phụng Hiệp… Năm 2001, bà Mai Thị Xinh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba.

 

Bài, ảnh: TRÍ THỨC

Xem thêm

Hai học sinh tìm cách tận dụng phụ phẩm từ cá thát lát

08:03 08/10/2024

Sản phẩm “Chiết xuất canxi từ xương cá thát lát và ứng dụng bổ sung vào thức ăn cho gà con” của nhóm học sinh đến từ Trường THPT Châu Thành A, đã tìm ra cách làm mới để tận dụng phụ phẩm từ loại nông sản chủ lực này.

“Vòng tay nhân ái” nâng bước em đến trường

07:36 02/10/2024

Đảng ủy phường III, thành phố Vị Thanh đã triển khai thực hiện mô hình “Vòng tay nhân ái” với phương châm “Không để trẻ em nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học”. Mô hình đã kịp thời hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng hiếu học nhẹ bước đến trường.

Sinh kế cho hộ nghèo: Từ mô hình đến thực tiễn

07:12 30/09/2024

Nằm trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, dự án nuôi dê thương phẩm được triển khai ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, trao cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân.

Vì sao cần phải quan tâm đặc biệt khám sức khỏe trước kết hôn ?

06:08 27/08/2024

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là một việc làm rất cần thiết mà các cặp nam, nữ nên thực hiện để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh nguy hiểm, đảm bảo hạnh phúc gia đình và chất lượng giống nòi tương lai.

Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10 - 8

10:10 09/08/2024

Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các cấp hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/Dioxin trên địa bàn tỉnh, theo thời gian, nỗi đau của các nạn nhân da cam đã dần vơi, cuộc sống của họ đang ngày càng khởi sắc hơn.

Hậu Giang chính thức có Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

06:13 30/07/2024

(HG) - UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc tổ chức lại Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh. Cơ sở vật chất tiếp nhận bàn giao và tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh.

Nhớ về sự học những tháng năm chiến tranh khốc liệt

06:10 30/07/2024

Giữa năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt, Trường Tây Đô - Nguyễn Việt Hồng đã nuôi dưỡng, giáo dục hàng ngàn học sinh, cống hiến vào công cuộc dựng xây đất nước. Giờ đây, mỗi năm họp mặt một lần, thầy trò gặp nhau mừng vui, nghẹn ngào, kể nhau nghe những kỷ niệm không thể nào quên...

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:43 16/07/2024

Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

Đẩy mạnh vận động bảo hiểm xã hội tự nguyện

05:42 16/07/2024

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, quyết tâm đạt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trong năm 2024 đang được thị trấn Rạch Gòi (huyện Châu Thành A) nỗ lực thực hiện.

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:23 12/07/2024

Quy trình cai nghiện ma túy theo quy định pháp luật

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

Tin vắn

18:05 11/10/2024

Giải bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hà Nội mới (ảnh) lần thứ XI - năm 2024, khởi tranh từ ngày 7 đến 10-11, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội).

Biến lợi thế sông nước thành thế mạnh du lịch

14:26 11/10/2024

Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước.

Gặp gỡ đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, gặp gỡ Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ra mắt Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú tỉnh Hậu Giang

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 (khoá X) nhiệm kỳ 2023 - 2028, sơ kết công tác hội quý III; sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quyết định của Trung ương. Dự hội nghị có ông Sầm Hoàng Minh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ.