Phát triển tiềm năng cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

Thứ Năm, ngày 03/05/2018 | 07:57

TS. Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ, vừa đề xuất nhiều giải pháp khả thi thông qua dự án “Quản lý, bảo vệ và phát triển vườn chim Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để phát triển tiềm năng ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.

Gìn giữ, bảo tồn các loài chim quý giúp trung tâm thu hút khách du lịch.

Theo mục tiêu ban đầu của dự án đặt ra là xây dựng kế hoạch để quản lý, bảo vệ, duy trì ổn định quần thể đàn chim dựa vào sự đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời kết hợp bảo tồn giống nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái bền vững. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (trung tâm) để thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ đàn chim là quan trọng nhất. Công tác này được chủ nhiệm dự án triển khai thông qua các khóa tập huấn về quan trắc, theo dõi thành phần loài và số lượng chim, điều tiết nước để duy trì nguồn cá tự nhiên, theo dõi sự sinh trưởng và phân bố thực vật bản địa, đặc biệt là cây tràm; quản lý chất lượng môi trường đất, nước để tránh ô nhiễm và tổ chức các hoạt động khai thác du lịch sinh thái. Hình thức chuyển giao công nghệ là bố trí cán bộ của trung tâm vào tham gia thực hiện các nội dung đề tài ngay từ đầu, từ bước khảo sát, thu mẫu, phân tích, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả sau cùng. Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc trung tâm, nhận xét: “Các kỹ thuật mà thầy Ni hướng dẫn cho cán bộ trung tâm khá dễ thực hiện. Bởi các phương pháp thu thập số liệu, cách tổ chức thực hiện được trình bày bằng bảng biểu rất rõ ràng”.

Qua kết quả khảo sát, tìm hiểu và tổng hợp tại trung tâm, chủ nhiệm dự án đã tìm ra được 304 loài thực vật bậc cao, 59 loài nấm, 124 loài côn trùng, 58 loài nhện, 73 loài động vật đất, 13 loài thân mềm, 108 loài phiêu sinh thực vật, 16 loài động vật đáy, 44 loài cá và 67 loài chim, phát hiện được 134 loài thực vật bản địa có thể khôi phục để tạo môi trường sống ổn định cho chim, 213 loài cây có giá trị y học cổ truyền. Qua khảo sát, tổng cộng ghi nhận được 67 loài ở cả 2 mùa, trong đó vạc, cốc đen (cồng cộc), bông lau mày trắng là loài xuất hiện nhiều nhất; duy nhất có loài điên điển trong sách đỏ Việt Nam ở mức đe dọa thấp. Chiếm ưu thế trong tổng đàn về số lượng gồm có quần thể cò ốc, vạc, cò ruồi và cồng cộc, số lượng cò ốc nhiều nhất trong mùa khô, trong khi đó mùa mưa là cò ruồi.

Từ những con số trên, chủ nhiệm dự án đã cho rằng hiện trạng đàn chim ở trung tâm không ổn định vì tập tính di cư tìm mồi, tìm bãi đẻ của từng loài do sinh cảnh cần thiết ở nơi đây chưa đáp ứng được phần nào cho nhu cầu đàn chim. Cụ thể, lượng cá tự nhiên (cá mồi) trong mùa khô không nhiều, mực nước trên ruộng lúa thấp chỉ phù hợp cho vài loài săn mồi tại chỗ là cò ốc và vạc, trong khi đó mật số côn trùng cao vào mùa mưa là thức ăn chính của cò ruồi. Chính vì vậy, biện pháp trước mắt được đưa ra là dọn dẹp vệ sinh dưới đất để chim đậu, làm tổ, tạo chỗ đi lại cho chim non. Về lâu dài là giữ mặt nước cho nhóm thực vật như bèo cám, bèo bắp, bông súng phát triển. Đây sẽ là môi trường dẫn dụ chim ăn thực vật, tránh tập trung đông các quần thể chim cùng ăn cá, ốc như hiện nay. Và hơn hết, không phát triển thêm hệ thống canh tác trong trung tâm để cá phát triển làm thức ăn cho chim. Cùng với người dân xung quanh, trung tâm vận động bà con canh tác sạch, tạo môi trường đệm trong lành cho chim, cá sống an toàn, phát triển lành mạnh. Bởi, sinh cảnh rừng rất quan trọng đối với chim vì có thể cung cấp chỗ đậu, làm tổ, vừa cung cấp được thức ăn (cá tự nhiên), sinh cảnh ruộng là nơi cá phát triển.

Qua kết quả dự án, ý nghĩa cao nhất đem lại cho trung tâm chính là từ nguồn cơ sở dữ liệu khoa học và các giải pháp quản lý hữu ích cho công tác quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn chim và tiến tới phát triển bền vững. Đó là những bản đồ về cao trình, hệ thống giao thông, kênh, cầu, cống, điện, nhà và chòi quan sát được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu về hạ tầng. Ngoài ra, thông qua dự án, 4 cán bộ của trung tâm đã được tập huấn phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học, ứng dụng GIS xây dựng bản đồ quản lý cơ sở hạ tầng, kênh, rạch, chế độ thủy văn và đa dạng sinh học về cá và chim, từ đó nâng cao chuyên môn để quản lý tốt trung tâm.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, đánh giá thêm: Từ khi thực hiện dự án, trung tâm như có thêm trợ lực trong việc triển khai tốt các nhiệm vụ. Song song đó, đây sẽ là cơ sở để trung tâm lập kế hoạch quản lý, phát triển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, động vật hoang dã, cũng như trồng và khai thác rừng đạt theo yêu cầu. Thời gian qua, thực hiện dự án với chủ nhiệm, trung tâm đã cùng Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Miền Nam nâng cấp, mở rộng một số hạng mục công trình phục vụ du lịch. Theo đó, các lối đi dẫn vào trung tâm được mở rộng, xây dựng được đường lên tháp ngắm chim, hệ thống nhà hàng, tum nổi và nhà nghỉ qua đêm được 13 căn. Ngoài ra, còn liên doanh, liên kết, hợp tác với các HTX, công ty trồng chanh không hạt, trồng tràm kết hợp nuôi thủy sản để tạo cảnh quan sinh thái, thức ăn phục vụ du lịch với tổng diện tích trên 90ha.

Cũng theo chủ nhiệm dự án, nếu thực hiện được những giải pháp quản lý thì tiềm năng phát triển và thu hút khách du lịch đến tận hưởng sinh thái tại trung tâm là rất cao. Bởi, nơi đây với điều kiện sẵn có như cảnh quan đẹp, vườn chim đa chủng loại, nhiều loại bản địa như đọt choại, cù nèo, rau bợ và cá đồng để làm thức ăn rất tự nhiên, an toàn, ngon miệng. Vì vậy, trung tâm có thể kết hợp với người dân thực hiện kiểu du lịch homestay phục vụ du khách bằng thức ăn có sẵn là cá đồng, rau bản địa, vì cá đồng vừa đỡ tốn kém vốn liếng mà có nguồn thu nhập khá cho người dân vùng nông thôn.

Bài, ảnh: TRÚC ANH

Xem thêm

Hai học sinh tìm cách tận dụng phụ phẩm từ cá thát lát

08:03 08/10/2024

Sản phẩm “Chiết xuất canxi từ xương cá thát lát và ứng dụng bổ sung vào thức ăn cho gà con” của nhóm học sinh đến từ Trường THPT Châu Thành A, đã tìm ra cách làm mới để tận dụng phụ phẩm từ loại nông sản chủ lực này.

“Vòng tay nhân ái” nâng bước em đến trường

07:36 02/10/2024

Đảng ủy phường III, thành phố Vị Thanh đã triển khai thực hiện mô hình “Vòng tay nhân ái” với phương châm “Không để trẻ em nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học”. Mô hình đã kịp thời hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng hiếu học nhẹ bước đến trường.

Sinh kế cho hộ nghèo: Từ mô hình đến thực tiễn

07:12 30/09/2024

Nằm trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, dự án nuôi dê thương phẩm được triển khai ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, trao cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân.

Vì sao cần phải quan tâm đặc biệt khám sức khỏe trước kết hôn ?

06:08 27/08/2024

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là một việc làm rất cần thiết mà các cặp nam, nữ nên thực hiện để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh nguy hiểm, đảm bảo hạnh phúc gia đình và chất lượng giống nòi tương lai.

Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10 - 8

10:10 09/08/2024

Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các cấp hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/Dioxin trên địa bàn tỉnh, theo thời gian, nỗi đau của các nạn nhân da cam đã dần vơi, cuộc sống của họ đang ngày càng khởi sắc hơn.

Hậu Giang chính thức có Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

06:13 30/07/2024

(HG) - UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc tổ chức lại Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh. Cơ sở vật chất tiếp nhận bàn giao và tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh.

Nhớ về sự học những tháng năm chiến tranh khốc liệt

06:10 30/07/2024

Giữa năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt, Trường Tây Đô - Nguyễn Việt Hồng đã nuôi dưỡng, giáo dục hàng ngàn học sinh, cống hiến vào công cuộc dựng xây đất nước. Giờ đây, mỗi năm họp mặt một lần, thầy trò gặp nhau mừng vui, nghẹn ngào, kể nhau nghe những kỷ niệm không thể nào quên...

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:43 16/07/2024

Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

Đẩy mạnh vận động bảo hiểm xã hội tự nguyện

05:42 16/07/2024

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, quyết tâm đạt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trong năm 2024 đang được thị trấn Rạch Gòi (huyện Châu Thành A) nỗ lực thực hiện.

Chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy năm 2024

05:23 12/07/2024

Quy trình cai nghiện ma túy theo quy định pháp luật

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN BÁO CHÍ

23:35 11/10/2024

ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN TỪ NGÀY 11/10/2024 Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2024 Ngày 10/10/2024, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam,

Cộng đồng doanh nghiệp đã dần lớn mạnh cả về số lượng và tầm vóc

23:26 11/10/2024

(HGO) - Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức họp mặt ngày Doanh nhân Việt Nam. Dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh,

Tin vắn

18:05 11/10/2024

Giải bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hà Nội mới (ảnh) lần thứ XI - năm 2024, khởi tranh từ ngày 7 đến 10-11, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội).

Biến lợi thế sông nước thành thế mạnh du lịch

14:26 11/10/2024

Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước.