Giải “cơn khát” cát cho cao tốc

Bài 2: Dùng cát biển làm vật liệu đắp nền cao tốc

Thứ Hai, ngày 11/09/2023 | 07:43

Trước bối cảnh nhiều dự án giao thông trọng điểm đang khát nguồn cát đắp nền đường thì việc sử dụng cát biển làm nguồn vật liệu thay thế cát sông là giải pháp tối ưu.

Thiếu cát khiến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau triển khai chậm, do vậy việc sử dụng cát biển để đắp nền đã được tính đến.

Khát cát đắp nền

Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, toàn tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km được phân thành hai dự án thành phần gồm: Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau. Về tiến độ thi công, hiện đạt khoảng 9% trên toàn tuyến. Đơn vị thi công đang tập trung thi công các cầu. Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là thiếu vật liệu đắp nền.

Toàn bộ dự án năm nay bố trí hơn 7.000 tỉ đồng, đến nay đã giải ngân được 66%. Đã cơ bản đào dọc tuyến hết, chủ yếu chờ nguồn vật liệu để đắp trả lại. Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, cho biết, trong năm 2023, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng nhu cầu là 9,1 triệu m3 được cung cấp từ các mỏ cát của tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, nhưng đến thời điểm hiện tại, các địa phương có văn bản cung cấp 1,47 triệu m3, nhà thầu tiếp nhận thực tế được 0,48 triệu m3, khối lượng còn lại các tỉnh chưa có kế hoạch khai thác cụ thể hoặc đang triển khai thủ tục để giao mỏ.

“Khó khăn lớn nhất dự án Cần Thơ đi Cà Mau cần phải giải quyết thông thoáng nguồn vật liệu vì hiện nay nhà thầu đã đào, bốc hữu cơ toàn tuyến, chờ nguồn vật liệu để đắp. Do đặc thù phải thi công bằng bước thấm, xử lý đất yếu, đắp đủ lên rồi chờ lún từ 12-14 tháng mới bắt đầu thi công tiếp để đảm bảo chất lượng, kỹ thuật. So với tổng tiến độ phần đường thì chậm khoảng 3 tháng”, ông Trần Văn Thi thông tin.

Tình trạng thiếu cát làm cao tốc tại Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung ngày càng trầm trọng.

Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang qua địa phận tỉnh dài hơn 37km, đi qua huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Vị Thủy, cần khối lượng cát lớn để đắp nền đường. Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chia sẻ: “Bộ Xây dựng cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang thí nghiệm cát biển sử dụng cho đường cao tốc. Chúng tôi mong rằng với việc sớm có kết quả này phục vụ cho đường cao tốc thì sẽ đẩy nhanh được tiến độ khi triển khai các tuyến đường cao tốc qua địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL”.

Báo cáo mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, về triển khai thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền, Bộ GTVT đã chỉ đạo triển khai thi công thử nghiệm cát biển sử dụng đắp nền đường cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL (thí điểm trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc Dự án Hậu Giang - Cà Mau), đến nay đã hoàn thành thi công, đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 7-2023.

Trên cơ sở số liệu theo dõi, quan trắc, đến nay chủ đầu tư dự án (Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận) đang hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Hội đồng đánh giá kết quả thí điểm. Hội đồng dự kiến họp và có báo cáo kết quả đánh giá trong tháng 9-2023. Để tham khảo và học hỏi kinh nghiệm, Bộ GTVT đã tổ chức làm việc trực tiếp với Tập đoàn GELEXIMCO, các chuyên gia Tập đoàn Boskalis Hà Lan để cung cấp các thông tin và kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau.

Các chuyên gia Tập đoàn Boskalis đã chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng cát biển tại các dự án xây dựng công trình giao thông tại Hà Lan và sẽ cung cấp các thông tin có liên quan cho Tập đoàn GELEXIMCO (tên dự án, thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ thi công, công nghệ khai thác cát biển, các yêu cầu về môi trường, độ mặn cát biển...) để tham khảo. Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi, quan trắc, dự kiến cuối năm 2023 sẽ có kết quả đánh giá cuối cùng.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, cho biết: Qua kiểm tra cát biển đạt các chỉ tiêu về mặt cơ lý. Còn về hóa học, đơn vị đã kiểm tra về hàm lượng độ mặn khi lấy và đưa vào công trường, có lắp đặt các vị trí để lấy các mẫu quan trắc nước ngầm, nước mặt trong quá trình thi công. Cứ 1 tháng lấy 1 lần, đến nay dự án đã lấy được 3 lần.

“Thứ nhất từ biển bơm lên sà lan, có 1 lần rửa. Thứ hai từ sông lớn bơm qua sà lan thì dùng nước sông bơm vào thì có 1 lần rửa. Hiện nay, môi trường xung quanh có độ mặn 8‰, trong nền đường khoảng 9‰. Để triển khai được cát biển này có 2 việc cần giải quyết. Một là ngành giao thông phải giải quyết cơ lý, môi trường có ảnh hưởng hay không. Hai là, các tỉnh ven biển đều có trữ lượng cát nhưng hiện nay duy nhất chỉ tỉnh Trà Vinh đã cấp một vài mỏ nhỏ. Khoảng 1-2 triệu m3 để cho phép khai thác. Nếu muốn triển khai cái này, ngoài biển cũng làm quy hoạch, đánh giá, thủ tục để cho phép khai thác”, ông Trần Văn Thi đề xuất.

Dùng cát biển phải tính toán 3 tiêu chí

Liên quan vấn đề khai thác và sử dụng cát biển, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, công trình này là công trình trọng điểm, nếu cơ lý, hóa và an toàn các thứ, môi trường mà được thì chuyện cấp phép là của chính quyền. Trên tuyến nếu sử dụng cát biển phải thêm tính hiệu quả kinh tế nữa.

Nói về vấn đề khai thác cát, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết: “Không hút mãi dưới sông được. Hút ở dưới sông lên bao nhiêu thì trên đất liền sẽ xuống sông bấy nhiêu, đó là quy luật cân bằng. Tuy nhiên, vì tính cấp bách của công trình, chúng ta nâng công suất nhưng phải lấy vấn đề môi trường, giám sát sạt lở là vấn đề ưu tiên số một. Giải pháp dùng cát biển phải tính toán 3 tiêu chí: cơ lý, môi trường, kinh tế. Nếu được, chúng ta dùng phương án này thay cho tất cả các mỏ cát trên sông. Cát trên sông chỉ để xây dựng, chứ san lấp thì lãng phí mà không có nguồn cung”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu rà soát thiết kế kỹ thuật, nhất là cao độ nền đường, phương án thi công bảo đảm phòng ngừa nguy cơ sạt lở, sụt lún, lũ lụt, tác động môi trường tại các khu vực chưa có đánh giá đầy đủ về địa chất, thủy văn. Đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long là có mùa nước nổi, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT đánh giá lại các cao độ, vấn đề liên quan thoát lũ, xem tính toán đúng chưa. Vì nếu tính toán sai sẽ trở thành những con đê, làm ngập úng thành phố và các địa phương không biết ngày nào mới hết. Thứ 2 là những con đường đó không bền vững. Nếu ngập nước sau khoảng 2-3 năm là phải khảo sát, điều tra, truy tố. Bộ GTVT phải tính toán xem cao độ, tính toán lại việc làm đường và các cống thoát nước, lưu lượng thoát nước. Nếu không làm cẩn thận sẽ trở thành những con đê chắn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

“Những khó khăn, vướng mắc phải dự báo, tiên lượng và đề ra được giải pháp. Bây giờ nhìn lại sạt lở nhiều lắm, mình phải nghĩ đến phương án dùng cát biển. Muốn dùng cát biển, nếu Bộ GTVT khẳng định cơ lý tốt, hóa lý tốt, môi trường tốt, hiệu quả kinh tế chấp nhận được thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải vào lấy số liệu chính xác, thăm dò, cấp phép. Tính toán ngoài khơi xa thì ảnh hưởng rất ít tới trong đất liền”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

08:06 18/10/2024

(HG) - Sáng ngày 17-10, Sở Công thương tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024.

Bài 4: Chiến lược giữ chân doanh nghiệp

08:00 18/10/2024

Khi nhà đầu tư, doanh nghiệp “gật đầu” đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh là một thành công, nhưng để giữ chân doanh nghiệp lâu dài và nhân rộng thành công ấy đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, bền bỉ và đúng trọng tâm.

Khi người dân đồng thuận thực hiện các dự án lớn

09:26 17/10/2024

​​​​​​​Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp đã nỗ lực thực hiện Quy chế số 20 ngày 18-4-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Công tác dân vận tham gia trong bồi thường,

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

08:34 17/10/2024

Bài 3: Dòng vốn FDI, động lực mới cho phát triển

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 16-10: Xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

10:58 16/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc; Giá vàng tăng cả triệu đồng mỗi lượng; Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi.

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

08:31 16/10/2024

Bài 2: Đa dạng lĩnh vực thu hút đầu tư

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 15-10: 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

15:13 15/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sẽ mở thêm nhiều mỏ cát phục vụ dự án Vành đai 3; Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024; Giá tiêu tại khu vực Đông Nam bộ giảm nhẹ

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

08:53 15/10/2024

Bài 1: Tiềm năng chưa được khai phá

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 14-10: Giá gạo hạ nhiệt

15:26 14/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá vàng SJC tăng thêm 500.000 đồng/lượng; Cau tươi tăng giá kỷ lục; 4 trường hợp nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh

Doanh nghiệp, doanh nhân - lực lượng nòng cốt phát triển kinh tế

10:59 14/10/2024

Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển cả về lượng và chất, đóng vai trò chủ lực, tiên phong trong đóng góp tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

🎧 Hậu Giang phát động thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số

11:13 18/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian thi đua theo kế hoạch của UBND tỉnh sẽ kết thúc vào ngày 10-12 năm nay.

🎧 Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ

09:40 18/10/2024

(HGO) - Hội nghị vừa được Văn phòng Chính phủ tổ chức trực tuyến với các điểm cầu UBND tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tự tin, sáng tạo và khát vọng kiến thiết quê hương

09:36 18/10/2024

Phụ nữ Hậu Giang ngày càng phát huy tốt vai trò, vị thế, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Tặng hơn 4.000 suất học bổng cho học sinh khó khăn

09:35 18/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 17 - 10, Tỉnh đoàn Hậu Giang, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác đoàn, đội trường học quý III.